Luận bàn tất tần về thị trường xuất khẩu hoa hồi, công ty xuất khẩu hồi, thủ tục xuất khẩu. Làm sao để thương hiệu hoa hồi tạo thế vững chắc trên trường quốc tế?
Tiềm năng xuất khẩu hoa hồi
Hoa hồi Lạng Sơn được coi là báu vật của xứ Lạng. Bỡi lẽ, đây là cây dược liệu, thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn. Mỗi người con Lạng Sơn từ khi sinh ra và lớn lên đều gắn kết với cây hoa hồi. Người dân Lạng Sơn vừa làm dược liệu hằng ngày như ngâm rượu để xoa bóp xương khớp, chữa cảm, khử mùi, làm gia vị, làm mồi câu cá, làm tinh dầu hồi…. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, cây hoa hồi vẫn gắn bó với bản làng.
Từ khi hoa hồi được lọt Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam, tinh dầu Hồi của nước ta được Mỹ xếp loại tiêu chuẩn riêng có ký hiệu: “GRAS 2096”, hoa hồi Lạng Sơn được thị trường thế giới chú ý đến nhiều hơn.
Sau khi được sự quan tâm của các cấp các ngành, các nhà khoa học, báo đài… thị trường xuất khẩu hoa hồi trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Thị trường xuất khẩu hoa hồi
Theo tìm hiểu, hoa hồi Lạng Sơn được khoa học nghiên cứu, kết luận về chất lượng đứng hàng đầu trên thế giới. Do đó, hoa hồi Lạng Sơn được các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.
Theo khảo sát, một số nhà nhập khẩu hoa hồi Lạng Sơn chủ yếu là Ấn Độ, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Đức, Hà Lan, và Xin-ga-po. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là thị trường tiềm năng cho hồi Việt Nam nếu các nhà quản lý bảo đảm được sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Một số thị trường cao cấp mà doanh nghiệp Việt Nam hiện đang cung cấp là Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh và Bỉ. Tuy nhiên, vấn đề về chất lượng vẫn là rào cản lớn nhất tại các thị trường này.
Hiện, Trung Quốc và Tây Âu là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của hoa hồi Lạng Sơn hiện nay. Hai thị trường này có những đặc điểm riêng biệt như:
+ Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Vì vậy sức tiêu thụ của thị trường này vô cùng lớn. Bên cạnh đó, Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam nên rất thuận lợn cho việc giao thương hàng hóa.
Tuy sức mua lớn nhưng lại thiếu ổn định. Có năm thương lái Trung Quốc thu mua hồi ồ ạt, đẩy giá hồi lên cao, có năm lại tìm cách chèn ép giá, khiến người dân phải bán hồi với giá rẻ mạt. Rõ ràng, để khắc phục khó khăn này, chúng ta phải tìm thêm các thị trường ngách khác để xuất khẩu hoa hồi, để khi Người Trung không thu mua còn có hướng xử lý thành phẩm. Chúng ta có thể coi Trung Quốc là thị trường hoa hồi xuất khẩu chủ lực nhưng đây tuyệt đối không phải là thị trường chính. Chúng ta cần phải xây dựng phương án đề phòng rủi ro cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Mặt khác, người dân nên xây dựng kho chứa để có thể dự trữ hồi, tránh việc để thương lái Trung Quốc ép giá.
+ Thị trường Tây Âu: Do tỷ giá giữa ngoại tệ và tiền Việt cao nên thị trường này thường đem lại nguồn doanh thu rất lớn. Ngoài ra thị trường này cũng tương đối ổn định, có nhiều chính sách bảo vệ nhà cung cấp, giá cả không lên xuống thất thường như thị trường Trung Quốc.
Dù đem lại giá trị kinh tế cao nhưng đây lại là thị trường khó tính, có nhiều tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt. Hiện nay hồi của chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu nên công cuộc xuất khẩu sang Châu Âu vẫn còn khá chật vật. Rõ ràng, nếu muốn chinh phục thị trường khó tính này, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quảng bá cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Về thương hiệu, việc xây dựng tên gọi, logo, tem mác, bao bì,.. cần được tiến hành nhanh gọn. Về chất lượng sản phẩm, chúng ta cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, các nhà khoa học phải trực tiếp đứng ra giúp đỡ người dân trồng hồi. Hoa hồi xuất khẩu cần được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, tránh tình trạng xuất ẩu, xuất không kiểm soát gây mất uy tín trên thị trường.
Rõ dàng, xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, đầy tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, cũng như đóng góp và sự tăng trưởng kinh tế nước nhà.
Làm sao để hoa hồi Lang Sơn tạo thế vững chắc trên trường quốc tế
Để giúp khẳng đinh vị thế của hoa hồi Lạng Sơn như trên không thể quên công sức của chính quyền địa phương, các sở ban ngành trong tỉnh và Bộ Công thương. Đó là những hành động giúp cho hoa hồi Lạng Sơn được nâng tầm hơn trên trường quốc tế.
Hiện, hoa hồi Lạng Sơn được xuất khẩu qua một số nước như Ấn Độ, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Đức, Hà Lan, Xin-ga-po, Nhật Bản. Một số thị trường cao cấp như: Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh và Bỉ. Đây là những thị trường rất tiềm năng như đầy thách thức.
Hiện, tỷ trọng xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc. Đây cũng là thị trường lớn nhưng giá bán không thể cao hơn các nước khác. Tuy nhiên, các thương lái thu mua hoa hồi cởi mở hơn. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc gần Việt Nam, có cửa khẩu giao thương buôn bán nên rất tiện lợi cho giao thương.
Trong khi đó, để xuất được một đơn hàng sang các nước khác là vô cùng khó khăn. Đặc biệt, ở thị trường cao cấp, việc kiểm định chất lượng cũng như yêu cầu về hàng hóa cực kỳ khắt khe và rất nhiều thủ tục. Trong khi đó, người trồng hồi và người thu mua hoa hồi Lạng Sơn cũng chưa có kinh nghiệm giao lưu buôn bán với các nước trên nên gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn nữa, một số thương lái thu mua hoa hồi Lạng Sơn vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp. Bởi, họ chỉ thu mua manh mún, nhỏ lẻ. Họ chưa có hệ thống phơi sấy, bảo quản tốt. Việc lưu kho bảo quản sản phẩm chưa tốt dẫn đến bị ẩm mốc, giảm chất lượng sản phẩm.
Thậm tệ hơn, trong quá trình tìm hiểu về bài viết này, tôi có nghe người dân phản ánh về việc, có công ty xuất khẩu hoa hồi còn thu mua hoa hồi đã chiết xuất (hoa hồi đã không còn giá trị gì) để về tái chế thành phẩm. Thậm chí còn bảo quản sản phẩm bằng cách sấy diêm sinh. Thiết nghĩ, những sản phẩm đó bán trong nước còn khó chứ chưa nói đến chuyện xuất khẩu hoa hồi ra thị trường khó tính.
Do đó, để nâng tầm thị trường hoa hồi xứ Lạng, bên cạnh sự hỗ trợ hết sức của chính quyền, các cấp ngành, nhà khoa học.. thì việc thay đổi nhận thức, tư duy là hết sức quan trọng.
Nhà nước cần có những đề án, quy hoạch cụ thể. Chính quyền cần có nhiều biện pháp tuyên tuyền, hỗ trợ người dân chăm lo cho cây hồi.
Người trồng hồi phải ý thức được rằng, trồng cây hồi phải đảm bảo sạch. Họ phải đảm bảo trồng cây hồi không có sử dụng chất bảo vệ thực vật.
Doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, các quy định luật kinh doanh với nước ngoài. Đầu tư máy móc để thu mua hồi Lạng Sơn cũng như bảo quản, sản xuất chất lượng tốt nhất.
Thêm nữa, việc sản xuất và đóng gói cũng cần chuyên nghiệp hơn. Việc truy nguyên nguồn gốc phải rõ dàng. Có như vậy các đối tác mới tin tưởng hợp tác với doanh nghiệp Việt.
Có như vậy, việc thu mua hoa hồi, kinh doanh hoa hồi mới được nâng tầm lên vị thế mới. Và, hoa hồi Lạng Sơn mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Thủ tục xuất khẩu hoa hồi hồi
Doanh nghiệp có thể tham khảo Mã HS code hoa hồi dạng sao (Star Aniseed): 090961 (nếu chưa xay) hoặc 090962 (nếu đã xay). Mã HS code này đều có thuế xuất khẩu 0%, theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2018.
Hoa hồi không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép khi xuất khẩu. Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu như bình thường.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Quá trình đính kèm hồ sơ V5 hoặc chuẩn bị đối chiếu khi cán bộ hải quan cần xác minh, có thể doanh nghiệp chuẩn bị chứng từ sau:
Commercial Invoice
Packing List
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
Hàng hóa thường được thu mua từ tỉnh Lạng Sơn
Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ người mua Buyer về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu. Thông thường hồi có thể sẽ làm kiểm dịch thực vật đầu Việt Nam (Phytosanitary certificate). Tùy lô hàng, có thể làm thêm hun trùng (Fumigation certificate)