Mặc dù ăn trứng rất tốt nhưng ăn trứng sai cách có thể không những khiến mất chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho sức khỏe.
Trứng không chỉ là nguồn cung cấp protein chất lượng cao (đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu) mà còn cực giàu vitamin, khoáng chất như vitamin B12, selen, phốt pho, cholin cùng các chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, xây dựng cơ bắp, tăng lượng cholesterol tốt, giảm lượng triglyceride,…
Tuy nhiên, cũng giống như mọi thức phẩm khác, chúng ta cần tránh một vài thực phẩm có thể khiến trứng bị giảm tác dụng hoặc thậm chí là gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như ngộ độc do phản ứng với nhau.
Thực phẩm không nên ăn ngay sau khi vừa ăn trứng xong
Theo Sohu, dưới đây là 6 thực phẩm hàng đầu không nên ăn ngay sau khi vừa ăn trứng xong nếu không muốn ngộ độc “hỏi thăm” mà bạn cần hết sức lưu ý:
1. Đường trắng
Ăn trứng và đường trắng cùng nhau sẽ dễ khiến protein cùng các axit amin cùng lysine trong trứng tạo thành một hỗn hợp với fructose khó tiêu hóa và không dễ để hấp thụ thậm chí là dễ gây ra kết tủa gây hại cho sức khỏe.
Tương tự với sữa có chứa một hàm lượng chất lactose, là một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer, cũng không nên uống ngay sau khi ăn trứng sẽ gây khó khăn trong việc hấp thụ lactose và dẫn đến khó tiêu.
2. Dứa
Như đã nói ở trên, trứng rất giàu protein chất lượng cao và quả dứa chứa enzyme bromelain, có khả năng phá vỡ các protein. Sự kết hợp này dễ dàng tạo thành chất kết tủa khó hòa tan và phân rã, tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ protein, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng.
3. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành và trứng là hai lựa chọn phổ biến cho bữa sáng của nhiều người Việt. Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt trong sữa đậu nành chứa một hợp chất gọi là isoflavone tương tự như estrogen có tác dụng cải thiện sức khỏe.
Thoạt nhìn qua bữa sáng này có vẻ rất dinh dưỡng nhưng trong sữa đậu nành chứa một chất đặc biệt gọi là trypsin, chất này khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng khiến giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm đều bị giảm.
Bên cạnh đó, hợp chất protidaza trong sữa đậu nành cũng ức chế protein trong trứng và ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
4. Quả hồng
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, quả hồng có tính hàn và chứa một lượng axit tannic nhất định, chính điều này sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein (cũng tính lạnh) có trong trứng và trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các vấn đề như sỏi, viêm dạ dày ruột cấp tính hay ngộ độc thực phẩm.
Nếu bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn 1 – 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa, tiêu chảy. Lúc này, nên sử dụng hỗn hợp nước muối pha loãng hoặc nước gừng tươi để kích nôn.
Tương tự với quả hồng thì bạn cũng không nên uống trà sau khi ăn trứng. Trà cũng giàu axit tannic, khi uống sau khi ăn trứng dễ phản ứng với protein làm chậm hoạt động của nhu động ruột, làm tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất độc hại cho cơ thể.
5. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Theo Đông Y Trung Quốc, thịt ngỗng và thịt thỏ có tính hàn khi ăn cùng trứng dễ gây ra các phản ứng bất lợi cho sức khỏe như kích ứng đường tiêu hóa và tiêu chảy.
6. Tỏi
Nhiều người có sở thích cho thêm tỏi vào khi chế biến trứng rán hay trứng sốt mà không biết rằng kết hợp tỏi với trứng rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu và thậm chí là kích ứng dạ dày ở những người có tiền sử bệnh tiêu hóa.
Ai không nên ăn trứng?
Ngoài những thực phẩm không nên ăn ngay sau khi ăn trứng thì một số nhóm người sau cũng không nên hoặc hạn chế ăn trứng, tránh khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn:
– Người đang mắc bệnh tim mạch: Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành không nên ăn trứng thường xuyên (3 quả/tuần được coi là quá nhiều).
– Người đang bị sốt: Ăn trứng dễ khiến thân nhiệt tăng cao và sốt nghiêm trọng hơn.
– Người mắc bệnh thận: Ăn trứng dễ làm tăng lượng ure trong cơ thể, khiến tình trạng viêm tại thận nặng hơn thậm chí là có thể dẫn tới nhiễm độc đường tiết niệu.
– Người bị sỏi mật: Trứng có hàm lượng đạm cao, ăn trứng khi bị sỏi mật khiến đường ruột phải tiết nhiều dịch để co bóp túi mật gây đau đớn nghiêm trọng và nôn mửa tăng lên.
– Người bị tiêu chảy: Ăn trứng giàu đạm và chất béo khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Nguồn: Sohu, Medicine