Vì sao hoa hồi không đủ bán dù đã có nhưng lúc rất bí đầu ra

Trở lại huyện Văn Quan những ngày tháng 8, tôi thấy phát hiện điều đặc biệt ở “thủ phủ hoa hồi” xứ Lạng này đó là hoa hồi không đủ bán dù đã có nhưng lúc rất bí đầu ra. Dọc con đường quanh co uốn lượn qua các sườn đồi trồng bạt ngàn hoa hồi tạo nên cảnh sắc nên thơ trữ tình. Mùi thơm của hương hồi xen lẫn trong gió đại ngàn, thoang thoảng, choáng ngợp tâm hồn người lữ khách. Thứ mùi hoa hồi đặc trưng, nồng nàn, trầm ấm như ân tình của núi rừng. Thứ mùi thơm đặc trưng đó như một thứ ma lực níu chân người lữ thứ. Một cảm giác vừa lạ vừa quen mà rất đỗi nồng nàn.

Năm 2016, năm 2017, tôi đã có nhiều lần đến huyện Văn Quan. Bên cạnh những rừng hồi bạt ngàn, những cây hồi sai lúc lỉu là những con đường trải dài bạt ngàn hoa hồi. Lúc đó, hoa hồi phơi tràn xuống lòng đường, phủ khắp các bãi đất trống.

Tuy nhiên, lúc đó có một nghịch lý đáng buồn, bên cạnh mùa vụ hồi bội thu là nỗi buồn của người trồng hồi. Hồi sai quả rất nhiều nhưng giá bán lại rất thấp. Giá hoa hồi tươi chưa đến chục nghìn mỗi ký. Giá hoa hồi khô năm 2017 cũng chỉ vài chục nghìn. Dân trồng hồi ngán ngẩm vì giá quá rẻ mạt.

Năm 2018, tôi trở lại Văn Quan đúng mùa hồi chín. Tôi lại có một cảm nhận khác những lần trước. Năm nay những cây hồi không sai trĩu quả như những năm trước. Dọc tuyến đường vào trung tâm huyện cũng chỉ thi thoảng thấy vài nơi rải bạt phơi hồi. Tuy nhiên, đó lại là một tín hiệu vui.

Tôi quyết định đi tìm hiểu những bất thường trên. Tôi tìm đến thị trấn Điềm He – nơi thu mua hồi lớn bậc nhất của huyện Văn Quan. Theo tìm hiểu, tại thị trấn này có hàng chục hộ thu mua hoa hồi trên địa bàn, trong đó có vài hộ thu mua với sản lượng lên đến vài chục tấn mỗi ngày.

Theo chủ thu mua này cho biết, năm nay hoa hồi không sai như mấy năm trước. Có thể do năm nay khan hiếm hàng nên hoa hồi cũng đội giá lên cao ngất ngưởng. Hiện, giá hoa hồi tươi khoảng 18.000 đồng/kg, hoa hồi khô gần 100.000 đồng/kg.

Mấy năm trước, rất ít người biết đến hoa hồi Lạng Sơn. Chỉ lác đác vài công ty ở các tỉnh thành lớn tìm đến mua hoa hồi về sản xuất. Tuy nhiên, khối lượng thu mua rất ít. Đầu ra sản phẩm chủ yếu là các thương lái đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc người dân liên tục đối diện với việc bị ép giá, trượt giá. Lúc đó, nhiều hộ dân không mấy mặn mà với cây hồi.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều công ty trong nước cũng đến đặt hàng và thu mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó, nhờ chính sách phát triển cây hồi của chính quyền Lạng Sơn, sự vào cuộc của báo chí đã truyền thông cho nhiều người biết đến tác dụng của hoa hồi lạng Sơn. Sau khi được công nhận là Top 10 đặc sản thiên nhiên tốt nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó tinh dầu Hồi của Việt Nam cũng được Mỹ xếp loại tiêu chuẩn riêng có ký hiệu: “GRAS 2096”. Có một vị Tiến sĩ người Mỹ đã phải thốt lên rằng: “Mỏ vàng bị lãng quên”

Bên cạnh đó, ngành công thương đã có những chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm hoa hồi xứ Lạng trên thương trường quốc tế. Qua đó, rất nhiều các đối tác nước ngoài biết và tìm đến. Nhiều đối tác nước ngoài cử chuyên gia sang nghiên cứu còn nhận định rằng, hoa hồi Lạng Sơn chất lượng bậc nhất thế giới.

Bằng sự kết hợp giữa chính quyền – doanh nghiệp – người dân – nhà khoa học… sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn càng ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên trường quốc tế. Hiện nay, bên cạnh thị trường Trung Quốc (tỷ trọng xuất khẩu hoa hồi lớn nhất) thì thị trường Ấn Độ, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Đức, Hà Lan, và Xin-ga-po, Nhật Bản cũng đang rất tiềm năng. Đặc biệt, thị trường trong nước còn hạn chế, khi hiệu ứng truyền thông thì sản lượng cũng đáng kể.

Trở lại vấn đề, vụ mùa năm nay khan hiếm hoa hồi không phải điều đáng buồn mà đó là một tín hiệu vui. Bởi, thị trường đã bắt đầu quan tâm hơn đến hoa hồi Lạng Sơn. Theo đó, người dân trồng hồi không còn quá lo ngại về hoa hồi không đủ bán đầu ra và ái ngại khi bị thương lái ép giá như những năm trước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *