Yêu thương chính mình (self-love) là sống một cuộc sống mà tự mình cảm thấy tốt, không phải cuộc sống người ta nhìn vào thấy nó tốt.
(D’Ara Nazaryan)
Thật dễ để đưa bàn tay nắm lấy tay ai đó, san sẻ những nỗi đau, chia sẻ những niềm vui… Nhưng ta lại mất rất nhiều thời gian để học cách dịu dàng với bản thân, lắng nghe tất cả mọi thứ thuộc về mình, không phán xét, và cũng không mặc cả. Vậy điều gì đã trở ngăn người ta yêu thương chính mình, và thực hành self-love là cảm giác thế nào?
Ranh giới mỏng manh giữa yêu bản thân và bệnh ái kỷ
Truyền thuyết kể rằng, Narcissus là một anh chàng đẹp trai, đi khắp thế giới để tìm nửa kia của mình. Sau khi từ chối nữ thần Echo, anh ta thoáng thấy hình bóng mình trên một dòng sông và đem lòng yêu nó. Không thể rời mắt khỏi hình bóng đó, Narcissus đã chết đuối trên chính cơn nghiện chính mình. Một đóa hoa mọc lên nơi anh ta chết, được gọi là hoa Narcissus – hoa thủy tiên. Truyền thuyết này ám chỉ cơ bản về sự ái kỷ (Narcissism), tự cao và đôi khi có xu hướng tự hại. Về sau, chủ nghĩa ái kỷ cũng được xem là một chứng rối loạn nhân cách. Một người tự yêu mình quá mức đến quên hết tất cả mọi người xung quanh, thậm chí có nhiều biểu hiện của sự ích kỷ.
Yêu bản thân (self-love), trái lại, không nên là sự ích kỷ, nó nên nằm ở việc học cách tự chăm sóc bản thân. Yêu thương bản thân là khi chúng ta thấu hiểu mình là ai và cảm thấy hạnh phúc khi là chính mình. Self-love có thể là cảm giác suy nghĩ những ý nghĩ khiến bạn hạnh phúc, làm những điều khiến bạn cảm thấy tốt đẹp, ở bên những người khiến bạn thấy được trân trọng, ăn những thứ khiến cơ thể bạn thấy tốt lành, đi với tốc độ khiến bạn thoải mái nhất,…Vì bạn là tất cả những gì bạn dung nạp cho chính mình.
(Bee Johnson)
Điều gì ngăn cản ta yêu chính mình?
Đầu tiên, lý do có thể đến từ những thành kiến tiêu cực (negativity bias): là hiện tượng mà nếu có hai thứ xảy ra với mức độ tác động như nhau thì thứ tiêu cực sẽ thu hút sự chú ý của bạn nhiều hơn thứ tích cực. Và đó cũng là câu trả lời cho việc vì sao con người dễ bị thu hút bởi tin tức tiêu cực. Nguyên tắc này cũng có thể lí giải vì sao chúng ta ít nhìn nhận vào những mặt tốt của mình mà chỉ tập trung vào các mặt yếu và bị ám ảnh liên tục bởi chúng.
Gấp vội trong chuyện ‘‘mình vì mọi người’’ cũng là nguyên nhân khiến ta khó có thể học yêu bản thân. Ngay từ bé, chúng ta luôn được dạy phải biết yêu thương người khác, không ích kỷ, không chỉ biết có mỗi mình. Trên thực tế, “yêu người” trước hết phải xuất phát với “yêu mình”, vì ta không thể biết cách chăm sóc một cái cây nếu tâm hồn ta khô héo, ta không thể ân cần với người nếu luôn thô bạo với những cảm xúc yếu đuối của chính mình,…
Trong khi đó, truyền thông không có cách giúp bạn cảm thấy khá hơn hoặc ít nhất là có thể ngăn bạn khỏi cảm giác so sánh độc hại. Thông tin từ truyền thông cung cấp cho bạn một kho tàng các bài viết, video, tips,…để thông minh hơn, tự tin hơn, giàu có hơn và yêu bản thân nhiều hơn. Tuy nhiên, mạng xã hội lại vô tình tạo áp lực trên đôi vai bạn bằng những mỹ từ gợi ca về tài năng và xinh đẹp, đánh bóng cho vô số những nhân vật khác. Điều đó khiến bạn không ngừng so sánh bản thân, tự ti, mặc cảm, thậm chí thấy chính mình trở nên thua kém, nhạt nhòa, và trôi dạt.
(Katie Chandler)
Yêu bản thân thế nào cho đúng?
Việc yêu thương bản thân nghe có vẻ đao to búa lớn, nhưng thực tế, tình yêu này nên xuất phát từ những thói quen nhỏ trong đời sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn nhận ra đã đến lúc mình cần dành thời gian cho bản thân là khi bạn hiểu tường tận trạng thái cảm xúc của mình, và chấp nhận nó.
Chẳng ai có thể mãi vui vẻ, đầy năng lượng, hay luôn tích cực liên tục. Một số ngày của bạn có thể sẽ thuận lợi hơn những ngày khác, và việc có một khoảng thời gian không muốn làm gì là hoàn toàn bình thường với bất cứ ai. Khi có thể kết nối với trạng thái cảm xúc của mình và chấp nhận nó tệ hại hay không, bởi chỉ có như vậy bạn mới biết được mình nên làm gì tiếp theo: nghỉ ngơi một chút, nghỉ ngơi vài ngày, tìm đến sự trợ giúp hay tìm ra hướng giải quyết… Tuy nhiên, hành động, thói quen hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của bạn. Khi ở trong trạng thái “chững lại” quá lâu, hãy thử thay đổi những thói quen và hành động này để có thể quay trở về trạng thái tâm lý ổn định, thư giãn nhất.
(D’Ara Nazaryan)
“Self-love” gồm muôn hình vạn trạng phương cách. Với người này, đó là việc dành nhiều thời gian hơn cho bản thân cho những thói quen có thể giúp họ giải tỏa tinh thần như đi dạo, viết nhật ký, tham gia khóa học yoga; với người khác đó có khi chỉ là việc họ dành thêm một tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ ngon hay tự nấu cho mình những món ăn lành mạnh.
Tự yêu thương chính mình nhiều khi cũng nằm ở những góc khuất hơn trong tâm lý mỗi người: tha thứ cho bản thân thay vì chỉ trích, trừng phạt chính mình vì một sai lầm nào đó hay động viên bản thân trước những thử thách mới mẻ trong cuộc việc và cuộc sống thay vì nghi ngờ và sợ hãi.
(Yspot)
Dù được thể hiện thế nào, suy cho cùng tự yêu thương bản thân chỉ đơn giản là tìm được trạng thái cân bằng giữa việc tử tế với chính mình, đồng thời duy trì những thói quen tốt và có thể cải thiện tâm trạng bạn mỗi ngày. Bởi vì, ai cũng xứng đáng với tình yêu đó.
- Phép thuật cho làn da – Khám phá bí quyết làn da “Trẻ mãi không già” của ca sĩ Đan Trường và diễn viên Thu Quỳnh
- Rosé có loạt công thức mix đồ với quần ống rộng siêu xịn, kéo chân dài miên man
- Việt Nam có một đặc sản đang vào mùa, là thuốc quý vừa bổ máu vừa ngừa ung thư
- 4 chất bổ sung giúp nuôi da căng mọng, trẻ hơn tuổi
- Tỏi rất tốt nhưng những người này ăn vào ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ