Người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề sức khỏe do quá trình lão hóa tự nhiên, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy yếu dần. Không chỉ vậy, người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh như thiếu máu có hại cho sức khỏe.
Người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề sức khỏe do quá trình lão hóa tự nhiên, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy yếu dần. Lúc này cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau như loãng xương, vận động chậm, giảm trí nhớ, tăng huyết áp, mỡ máu cao, lượng đường trong máu cao,… Không chỉ vậy, người cao tuổi cũng dễ mắc các bệnh như thiếu máu có hại cho sức khỏe.
1. Vì sao người cao tuổi dễ bị thiếu máu?
1.1. Suy giảm chức năng tạo máu
Khi con người già đi, các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm và chức năng tạo máu cũng không ngoại lệ. Việc tạo máu chủ yếu dựa vào tủy xương trong cơ thể chúng ta, khi già đi, chức năng của tủy xương sẽ giảm dần và chuyển dần từ tủy xương đỏ sang tủy xương vàng, chức năng tạo máu tự nhiên sẽ ngày càng kém đi. Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến nhiều người già bị thiếu máu.
Đối với một số người cao tuổi, erythropoietin sẽ tiếp tục giảm theo tuổi tác, khi đạt đến một mức độ nhất định dễ gây ra tình trạng huyết sắc tố thấp, dẫn đến thiếu máu.
1.2. Cơ thể suy dinh dưỡng
Khi già đi, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ giảm đi, hơn nữa, nhiều người cao tuổi thích ăn thức ăn được nấu chín kỹ, tuy dễ ăn nhưng các chất dinh dưỡng bị mất đi nhiều hơn, đặc biệt là mất đi lượng acid folic, vitamin B12, sắt, protein…
Ngoài ra, một số người cao tuổi răng yếu, không nhai được một số loại thực phẩm. Vì vậy về lâu dài dễ dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng.
1.3. Bệnh tật thể chất
Một số người cao tuổi sức khỏe không tốt, mắc nhiều bệnh như xuất huyết tiêu hóa, đại tiện ra máu, mất máu trong do khối u, tiểu ra máu, hoặc mất máu nhiều sau phẫu thuật v.v. Vì vậy những người này rất dễ bị thiếu máu.
1.4. Dùng thuốc không đúng cách
Nhiều người cao tuổi phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị đái tháo đường, thuốc chống khối u, thuốc ức chế miễn dịch và các loại thuốc khác, những loại thuốc này thực sự ức chế sự phát triển của các tế bào tạo máu trong cơ thể. Nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến lượng hồng cầu trong cơ thể quá ít, dẫn đến thiếu máu.
2. Chế độ ăn uống cho người cao tuổi thiếu máu như thế nào?
2.1. Ăn trái cây và rau quả giàu chất sắt và vitamin C
Để bổ sung máu, điều quan trọng nhất là bổ sung chất sắt, chất này cũng cần được cơ thể dễ dàng hấp thụ. Vì vậy, ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt trong cuộc sống hàng ngày là một lựa chọn tốt, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Các loại trái cây và rau quả phổ biến giàu chất sắt như tảo bẹ, đậu nành, nấm, chà là, cam, cà chua, chuối, đào, hạnh nhân, bưởi, xoài, nho, anh đào, nhãn, v.v.
Tảo bẹ (rong biển): Có thể được ăn ở dạng sống, nấu chín, xay bột … Nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu được chứng minh là có lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra, tạo bẹ còn rất giàu taurine, có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, axit alginic trong tảo bẹ cũng có thể ngăn ngừa cục máu đông, xơ cứng động mạch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp loại bỏ cục máu đông ở tim và giảm huyết áp.
Đậu nành: Rất giàu protein và isoflavone, giúp đào thải độc tố trong máu, đồng thời có thể tăng tốc trao đổi chất của cơ thể.
Nấm: Là thực phẩm có hương vị thươm ngon mà không có natri hoặc chất béo, cholesterol. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Các chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc từng loại nấm.
Các loại nấm phổ biến được sử dụng: Nấm hương, nấm mỡ, nấm mỡ trắng, nấm sò, nấm kim châm, nấm maitake (nấm khiêu vũ) …
Không những vậy, rau củ thường rất giàu vitamin C, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu và sử dụng sắt. Trong cuộc sống hàng ngày người già nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như trên.
Nếu một số loại trái cây và rau quả quá khó để người già ăn, bạn có thể ép chúng thành nước ép. Điều này không chỉ giữ lại chất dinh dưỡng tốt hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của người già.
Gan động vật: Gan động vật có chứa nhiều chất sắt, dễ tiêu hóa và hấp thu. Những loại thường gặp bao gồm gan gà, gan lợn…
Tuy nhiên, gan động vật chứa nhiều chất béo và cholesterol, nếu béo phì hoặc tăng huyết áp, bạn nên chú ý đến lượng gan động vật ăn vào để tránh tác dụng phụ.
Thực phẩm giàu protein: Tạo máu không thể tách rời khỏi protein, Hemoglobin là thành phần chính của hồng cầu, cần có protein và sắt, vì vậy muốn có chức năng tạo máu tốt thì phải tiêu thụ protein.
Trong cuộc sống có rất nhiều thực phẩm giàu protein, đặc biệt là những thực phẩm cần bổ sung protein chất lượng cao như trứng, sữa, cá, thịt nạc, tôm, cua, đậu và các thực phẩm khác, đều rất giàu protein chất lượng cao.
Thực phẩm giàu đồng: Hấp thụ đồng có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thu và sử dụng sắt trong cơ thể, đồng thời có lợi hơn cho quá trình tổng hợp huyết sắc tố trong cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt ở một số người thường đi kèm với thiếu đồng. Vì vậy, việc tiêu thụ thực phẩm giàu đồng hàng ngày cũng cần thiết.
Các loại thực phẩm phổ biến giàu đồng bao gồm gan động vật, hàu, thịt nạc, hạt vừng, đậu, tôm, lòng đỏ trứng, nho khô, cà chua, v.v.
2.2. Một số món ăn bài thuốc giúp người cao tuổi bồi bổ máu
Ở nước ta, y học cổ truyền ngày càng phát triển, rất nhiều người già dùng thuốc đông y để bồi bổ cơ thể. Dưới đây là một số dược liệu có tác dụng điều hòa khí huyết như nhân sâm, bạch chỉ, rễ địa hoàng, rễ mẫu đơn trắng, dâu tây, xương cựa (rễ thảo dược), v.v., cũng có thể hỗ trợ bổ sung máu.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người hầm vịt, gà, sườn và các thực phẩm khác bằng các dược liệu đặc trưng của y học cổ truyền rồi uống, có tác dụng bổ huyết, cải thiện khí huyết và thiếu máu.
Nhân sâm: Hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của người già bị yếu đi theo tuổi tác, rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, đái tháo đường … Trong khi đó, nhân sâm chứa các loại dưỡng chất quý như polysaccharide, ginsenosides, vitamin C, vitamin E, và hơn 30 loại saponin, acid béo, glucid, phytosterol, tinh dầu, enzym, các loại khoáng chất như kali, mangan, selen.. Vì vậy, nhân sâm có tác dụng chống mệt mỏi, lão hóa, béo phì, ung thư và có đặc tính chống oxy hóa.
Nguyên liệu: Nhân sâm 60g, ý dĩ 30g, táo tàu 8 quả, hạt sen 50g, hoài sơn 20g, gừng 3 lát, 1 con gà vừa phải (khoảng 1kg). Tất cả cho vào nồi, hầm nhỏ lửa khoảng 1h đến 2h, nên vớt bọt khi hầm.
Bạch chỉ: Là loại cây có tinh dầu, có những hoạt chất như curamin, byak angelicol imperatorin, xanthotoxin, isoimperatorin, oxypeucedanin… Ngoài ra, bạch chỉ còn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, giúp đẹp da.
Nguyên liệu: Bạch chỉ 20g, đẳng sâm 20g, ý dĩ, 20g, kỷ tử 10g, táo 8 quả, hoài sơn 20g, 1 con gà 1kg. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi hầm nhỏ lửa.
Địa hoàng: Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Sinh địa hoàng (củ khô) có vị ngọt tính hàn, có công dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa (được chế biến từ rễ cây địa hoàng) có vị ngọt, mùi thơm, tính ôn, có công dụng nuôi dưỡng thận, bổ huyết và làm đen râu tóc.
Nguyên liệu: Địa hoàng 200g, mạch nha 150g, gà 1 con. Tất cả cho vào nồi, hầm nhỏ lửa đến khi chín là dùng được.
Rễ mẫu đơn trắng: Mẫu đơn có vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình, vào các kinh tâm, can, thận. Tác dụng thanh huyết nhiệt, hạ sốt, mất máu, hoạt huyết, làm tan máu ứ, giảm đau. Ngoài ra, còn chữa trị rối loạn nhận thức cũng như sa sút trí tuệ ở người già.
Liều lượng dùng mỗi ngày 10 – 15g.
Dâu tây: Người già nên ăn thường xuyên dâu tây, vì trong dâu tây có hoạt chất flavonoid cao (là chất chống viêm trong thực vật) làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Dâu tây rất giàu iốt, vitamin C cùng chất phytochemical giúp hoạt động hệ thần kinh luôn được bình thường.
Cách làm nước ép: Dâu tây 700g, đường 60g, chanh 1 quả. Dâu tây cho vào máy xay sinh tố thêm vào lượng nước vừa đủ. Sau khi xay xong lọc lấy nước, vắt chanh, thêm đường, và sử dụng, rất tốt cho cơ thể người cao tuổi trong thời tiết oi bức của mùa hè như hiện nay.