- Liệu tôi có thể đăng ký một nhãn hiệu mà không sử dụng nó không?
Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi bạn sử dụng, và không nhất thiết phải sử dụng ngay nhãn hiệu của mình khi đã được bảo hộ.
Tuy nhiên nếu một nhãn hiệu không được sử dụng trong một thời gian là 05 năm liên tục thì có thể bị bên thứ ba khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu.
- Liệu tôi có thể sử dụng 01 nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm khác nhau của công ty hay không?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược thương hiệu của công ty bạn. Bạn có thể quyết định rằng công ty sẽ sử dụng một nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm khác nhau. Điều này được pháp luật cho phép.
- Doanh nghiệp của tôi đã đăng ký kinh doanh và có tên thương mại. Tôi dự định sử dụng tên thương mại này là nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Vậy tôi có cần đăng ký nhãn hiệu hay không?
Nhiều người cho rằng việc đăng ký hoạt động kinh doanh của mình tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì tên này sẽ được bảo hộ như một nhãn hiệu. Đây là sự nhầm lẫn phổ biến. Cần lưu ý rằng trong khi tên thương mại để phân biệt các công ty thì nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi các công ty khác nhau.Tất nhiên bạn có thể sử dụng tên thương mại làm nhãn hiệu, tuy nhiên sẽ cần phải đăng ký tên thương mại đó với tư cách một nhãn hiệu để bảo vệ quyền của mình.
- Việc đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc không?
Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng được khuyến khích vì thông qua việc đăng ký, và sau đó là được bảo hộ, công ty có quyền ngăn cấm việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
- Tôi có thể tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình không? Hay bắt buộc phải thông qua một đại diện sở hữu công nghiệp?
Bạn hoàn toàn có thể tự nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình.
Tuy nhiên, một đại diện sở hữu công nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục tra cứu trước đăng ký, cũng như tư vấn cho bạn một chiến lược bảo hộ nhãn hiệu phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian chi phí, đồng thời giúp bạn lựa chọn nhãn hiệu phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Hiện tại đang có một doanh nghiệp khác sử dụng n hãn hiệu của chúng tôi mà không có sự đồng ý. Công ty tôi cần làm gì để ngăn chặn việc này.
Nói chung thì gánh nặng bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu chủ yếu thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Công ty của bạn, với tư cách là chủ sở hữu nhãn hiệu, phải phát hiện vi phạm và lựa chọn biện pháp phù hợp.
Trong trường hợp này, bạn có thể bắt đầu với việc gửi thư cảnh cáo cho người vi phạm, thông báo về việc sử dụng trái phép đó và yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm của mình. Việc soạn thảo một thư cảnh cáo như vậy nên có sự trợ giúp của một luật sư nhãn hiệu.
Hoặc với sự trợ giúp của luật sư nhãn hiệu, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép này. Trong một số trường hợp, công ty cũng có thể tiến hành khởi kiện hoặc thông qua trọng tài hòa giải để giải quyết vụ việc.
Nói chung, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà luật sư nhãn hiệu sẽ tư vấn bạn thực hiện các cách thức khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình.
- Người mỡ máu cao có nên kiêng ăn trứng?
- Lợi ích bất ngờ khi ăn sô cô la
- Louis Vuitton chọn thắng cảnh Việt Nam làm bối cảnh cho chiến dịch quảng bá sản phẩm
- Lương y Lã Thị Mai bật mí ‘Uống thuốc nam chữa dạ dày như thế nào’?
- Việt Nam có 3 loại quả “trường thọ”, hạ đường huyết nhạy như “insulin tự nhiên” lại bồi bổ dạ dày, cực tốt cho tim mạch