Khỏe Đẹp Plus – Bệnh hen suyễn có chết không ? Đó là câu hỏi luôn ám ảnh tôi mỗi mùa đông về, khi chứng kiến em trai bé bỏng khổ phải vật vã với những cơn hen suyễn
Bài thuốc chữa bệnh hen bằng thuốc nam nổi tiếng ở Lạng Sơn
Bài thuốc nam chữa bệnh hen suyễn và viêm phế quản của thầy thuốc Nông Kim Hương
Trước đây tôi đã từng rất yêu mùa đông bởi cảm giác được vùi mình trong chăn ấm ngủ nướng mỗi ngày cuối tuần hay những chiều lang thang với nhóm bạn để đón những đợt gió heo may táp vào mặt lạnh buốt. Nhưng giờ đây, cứ mỗi lần mùa đông gõ cửa thì lòng tôi lại lo lắng, bồn chồn.
Ngày nhỏ, em trai tôi bị một trận ho nhưng do em còn nhỏ quá, mẹ tôi xót con không cho uống thuốc tây sợ hại người, mẹ chữa cho em bằng các phương pháp dân gian nhưng em cứ ho dai dẳng mãi không khỏi, sau chuyển thành hen suyễn. Tôi thấy mẹ tôi nói những đứa trẻ bị hen suyễn như em tôi, hễ cứ trở trời rét là lại tái bệnh, lớn dần em sẽ tự khỏi. Dẫu mẹ đã được chuẩn bị sẵn tinh thần như vậy nhưng tôi thấy mẹ vẫn vô cùng lo lắng mỗi khi em đến cơn suyễn.
Em tôi bị suyễn dạng dị ứng khi trời rét, nhất là rét đột ngột. Thế nên mùa đông mẹ tôi xem thông tin thời tiết thường xuyên, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho em nào quần áo, khăn, tất, mũ ấm. Cứ khi đài báo sắp có đợt gió mùa là mẹ tôi không rời em nửa bước, luôn luôn giữ ấm tốt nhất cho em.
Cẩn thận là vậy nhưng em vẫn không tránh được cơn hen nhưng cũng chỉ qua loa kiểu như em bị ho hắng, trong tiếng thở có kèm tiếng “khò khè” và người mệt mỏi, chán ăn. Cứ qua đợt rét đậm là em lại dần khoẻ lại, tất nhiên vẫn cần đến sự hỗ trợ của thuốc thang và sự chăm sóc chu đáo của mẹ.
Có một lần cơn hen suyễn của em đến đột ngột và nặng quá khiến cả nhà tôi tá hoả phải vội vàng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Đó là đợt rét đậm năm ngoái, nền nhiệt giảm quá sâu và đột ngột khiến mọi sự phòng bị của mẹ tôi đều trở nên vô nghĩa.
Lúc chiều, em có húng hắng ho và nói mệt mỏi không muốn ăn cơm, em lên giường đi ngủ. Đột nhiên nửa đêm, người em tôi co rúm lại. Tôi sờ tay thấy khoảng cách giữa các xương sườn em lõm xuống, lồng ngực hõm sâu mà miệng em vẫn ngáp ngáp như để cố lấy ôxy vào người. Rồi những đợt ho liên tiếp không dứt, nhìn em trợn ngược mắt lên, hết những tiếng ho rát họng lại là những âm thanh rít lên từ đường thở do em cố gắng hít ôxy mà vẫn không cung cấp đủ, khiến cho người em tím tái rất đáng sợ.
Lúc ấy tôi hoang mang không biết bệnh hen suyễn có chết không bởi thật sự nhìn em như không thể chịu đựng nổi, tôi không biết có thể làm gì để mang ôxy cho em được. Bố tôi cố trấn tĩnh giữ em ngồi thẳng người, khum tay vỗ nhẹ ở phía lưng em, còn mẹ tôi cứ đi ra đi vào đợi xe taxi để cho em đi cấp cứu.
Đến bệnh viện, nhìn tình trạng em tím tái và co rúm người lại kèm theo những tiếng rít dài như tiếng gió chạy qua khe cửa, các bác sĩ không cần đợi gia đình tôi làm thủ tục nhập viện mà cho em chạy khí dung luôn. Phải mất 2 ngày sau em tôi mới phục hồi trở lại.
Tôi đến phòng bác sĩ để nhận thông báo về tình hình của em và đưa ra lo lắng “liệu em mắc bệnh hen suyễn có chết không thì được các bác sĩ giải đáp rằng: nếu không được điều trị kịp thời, lượng ôxy không cung cấp đủ thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Tuy nhiên, nếu người nhà để ý theo dõi khi trẻ có dấu hiệu khó thở, thở khò khè và dùng thuốc dạng xịt để ngăn chặn ngay cơn hen thì tình trạng sẽ không đáng sợ. Cơn hen như một đốm lửa, nếu ta dập tắt từ lúc nó còn manh nha thì sẽ hiệu quả hơn để lửa lan rộng. Với trường hợp của em, em chỉ bị hen khi trời rét, nắng ấm em sẽ khoẻ mạnh bình thường.
Từ ngày em đi viện về và được các bác sĩ kê cho 1 loại thuốc dạng xịt để hỗ trợ kịp thời việc thở khi cơn hen đến, tôi không còn băn khoăn bệnh hen suyễn có chết không nữa mà cứ làm theo lời dặn dò của bác sĩ là có thể sống chung với bệnh của em đến khi cơ thể em tự tạo ra đề kháng với thời tiết lạnh đột ngột. Nhưng tôi vẫn ao ước mùa đông đừng rét quá để em không bị vã với những cơn ho, cơn khó thở đến như vậy.