Có rất nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ sốt có nên tắm không? Theo quan niệm dân gian, trẻ bị sốt thì không nên tắm vì sẽ làm bệnh trở nặng. Tuy nhiên, đây không phải là câu trả lời đúng.
Trẻ bị sốt ngoài việc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì mẹ có thể kết hợp với tắm rửa để thân nhiệt trẻ không tăng quá cao. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ khi sốt sẽ có một số lưu ý quan trọng. Hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ về việc tắm cho trẻ khi trẻ sốt nhé!
Trẻ sơ sinh và những triệu chứng khi sốt
Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh sẽ rơi vào khoảng 36,4 độ C. Khi nhiệt độ của trẻ tăng ở mức 38 độ C hoặc hơn thì trẻ đã bị sốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết trẻ bị sốt với những triệu chứng sau:
- Cơ thể nóng hơn bình thường. Nhất là khi chạm vào trán, lưng hoặc bụng của trẻ
- Trẻ đổ mồ hôi
- Má ửng hồng
Để có được kết quả chính xác, mẹ cần sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ. Vậy, trẻ bao nhiêu độ thì bị sốt? Trẻ có thể đã bị sốt nếu như:
- Nhiệt độ tai từ 38 độ C trở lên
- Nhiệt độ miệng từ 37,8 độ C trở lên
- Nhiệt độ vùng nách từ 37,2 độ C trở lên
Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ phải để ý đến vấn đề trẻ bao nhiêu độ là sốt cao. Trẻ bị sốt cao nếu:
- Nhiệt độ cơ thể đạt 38 độ C hoặc cao hơn nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Nhiệt độ cơ thể đạt 39 độ C hoặc cao hơn nếu trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
- Nhiệt độ cơ thể đạt 38,9 độ C hoặc cao hơn nếu trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi.
Ngoài ra, mẹ hãy lưu ý những triệu chứng và biểu hiện khác của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh ngày càng nặng thì nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Trẻ sốt có nên tắm không?
Đây chính là câu hỏi thu hút nhiều ý kiến trái chiều, khiến nhiều người lần đầu làm mẹ không khỏi hoang mang. Câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ sốt có nên tắm không là tùy vào từng tình huống mẹ nhé!

Với các bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho trẻ khi cơn sốt của trẻ dưới 38 độ C. Còn với các bé từ từ 3 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho con khi bé sốt dưới 39 độ C. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý những biểu hiện bất thường khác. Trẻ bị sốt có thân nhiệt cao hơn bình thường, việc tắm rửa có thể giúp hạ thân nhiệt và làm cho trẻ thoải mái hơn. Do đó, sau khi tắm, nếu kiểm tra thấy trẻ có dấu hiệu giảm sốt dần thì việc tắm cho trẻ là thiết yếu ngược lại thì mẹ không nên tắm cho bé.
Trẻ bị sốt không được tắm khi nào?
Trẻ không nên tiếp xúc với nước trong những trường hợp sau:
- Sốt cao
- Những triệu chứng đi kèm với bệnh sốt như: tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói…
- Da trẻ bị chốc lở, trầy xước, mụn nhọt…
Khi trẻ gặp phải những triệu chứng trên, tốt nhất mẹ chỉ nên dùng thuốc theo toa của bác sĩ để điều trị và kết với lau người cho trẻ. Thêm vào đó, nếu trẻ bị sốt do tiêm vắc xin, mẹ cũng tuyệt đối không được tắm cho trẻ vì vết tiêm trên da đang rất nhạy cảm. Việc tắm cho trẻ khi trẻ bị sốt do tiêm vắc xin có thể sẽ khiến vị trí tiêm bị nhiễm trùng, sưng tấy.
Hướng dẫn tắm cho trẻ bị sốt
Việc tắm cho trẻ bị sốt sẽ đòi hỏi mẹ phải cẩn thận hơn trong quy trình và luôn phải quan sát, lưu ý đến các biểu hiện của trẻ. Mẹ hãy tham khảo hướng dẫn tắm trẻ bị sốt mà nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm như sau:
- Chuẩn bị khăn tắm, áo quần và những vật dụng khác
- Đóng tất cả các cửa lại, tránh để gió lùa vào phòng tắm
- Chuẩn bị nước tắm và sữa tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước nên thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ
- Tiến hành tắm cho trẻ trong nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút và đảm bảo nước không bị lạnh
- Lưu ý các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ rùng mình, mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài ngay lập tức và dùng khăn lau nước trên cơ thể trẻ
- Mẹ có thể mát xa nhẹ nhàng cho trẻ bằng kem dưỡng da, nếu muốn
- Cuối cùng, mặc đồ thông thoáng, rộng rãi cho trẻ.
Ngoài tắm rửa ra, hãy bổ sung nhiều nước cho trẻ để bù lại lượng nước cho trẻ trong lúc sốt bằng cách tăng số lần bú. Với các bé đã lớn, bố mẹ có thể sử dụng nước tinh khiết hoặc nước oresol điện giải để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Nếu đã sử dụng phương pháp dùng thuốc, tắm rửa nhưng trẻ vẫn không đỡ thì bố mẹ nên cho bé đi khám để các bác sĩ đề ra phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé!