Gốm Bát Tràng là thương hiệu gốm có tên tuổi, chất lượng và giá trị tốt nhất tại Việt Nam. Nơi này lưu giữ những tinh hoa truyền thống dân tộc. Gốm Bát Tràng không chỉ tạo ra các vật dụng bằng gốm quen thuộc mà còn là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ.
NGHỆ THUẬT LÀM GỐM
Điểm khác biệt của làng nghề Bát Tràng là tất cả các sản phẩm đều được làm hoàn toàn thủ công qua bàn tay của nghệ nhân và thợ gốm lành nghề. Trải qua những thăng trầm, biến động nhưng những nét tinh hoa, đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ. Những giá trị văn hóa truyền thống được những nghệ nhân thổi hồn dân tộc, đất nước vào trong từng sản phẩm, không những là nét đẹp văn hóa truyền thống mà đó còn là những giá trị tinh hoa của dân tộc được gìn giữ cho đến ngày nay.
Chất liệu được người Bát Tràng sử dụng làm gốm là đất sét trắng được khai thác tại chính làng nghề. Đất sau khi được khai thác sẽ được xử lý, tạo hình qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân và thợ gốm lành nghề. Tại bước này khối đất sét trắng thô kệch sẽ được biến tấu, nhào nặn thành hình và được trang trí với các họa tiết, hoa văn gắn liền với quê hương. Một trong những nét riêng của gốm Bát Tràng là sản phẩm sẽ được tráng men trước khi cho vào lò nung. Điều này giúp lớp men bám chắc, căng mịn và sáng bóng trên bền mặt gốm.
Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sử dụng chất liệu từ thiên nhiên, cùng họa tiết, hoa văn trang trí mộc mạc mang đến chất lượng sản phẩm tốt và giá trị cao. Các họa tiết hầu hết đều được các nghệ nhân Bát Tràng vẽ tay, khiến cho sản phẩm có chiều sâu, nét thanh đậm rõ ràng, nét uốn tự nhiên không bị đứt quãng và đặc trưng nhất vẫn là các họa tiết vẽ Trúc Lâm Thất Hiền, vẽ Rồng, Công Phượng, tùng hạc, hoa mai, hoa đào, cá chép… Mỗi họa tiết đều có ý nghĩa riêng của nó.
“CHƠI” VỚI LỬA
Trong các công đoạn tạo nên sản phẩm gốm sứ, kỹ thuật lò nung đóng vai trò quan trọng nhất. Kỹ thuật lò nung hình thành một phần từ kiến thức, tri thức tích lũy của người thợ gốm nhưng chủ chốt vẫn là kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người thợ đốt lò. Kỹ thuật nung sẽ quyết định sản phẩm méo hay tròn, men phát ra màu gì (vàng hay trắng) mặc dù có cùng một công thức tạo men, một lò đốt.
Điểm đặc biệt của gốm Bát Tràng là gốm sẽ được nung trong nhiệt độ cao. Đối với các sản phẩm gốm sẽ được nung từ 800 đến 1000 độ C, các sản phẩm sứ sẽ được nung ở nhiệt độ từ 1000 đến 1300 độ C. Nhiệt lượng nung cao giúp các tạp chất trong đất như chì, kim loại, thủy ngân được loại bỏ hoàn toàn. Nung ở nhiệt độ cao cũng giúp xương gốm có độ trong nhất định, thành gốm phát ra tiếng kêu thanh, ngân dài khi gõ vào. Nước men và họa tiết trang trí lên màu đẹp, không bị phai màu trong quá trình sử dụng, thành gốm ít bị nứt, sứt mẻ.
Qua đây để biết rằng, tạo ra một sản phẩm gốm sứ là cả quá trình nghệ thuật phức tạp đòi hỏi tình yêu nghề, kiến thức, kinh nghiệm, sự chỉn chu của người thợ gốm.
Sau một quy trình sản xuất tỉ mỉ đó của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã cho ra những sản phẩm gốm vô cùng tinh xảo. Các công đoạn nghe thì đơn giản nhưng để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đẹp mắt nhất, nghệ thuật nhất thì phải cần đến đôi bàn tay khéo léo tài năng của các nghệ nhân làng gốm.
Ngày nay, đồ gốm sứ Bát Tràng ngày càng vươn xa hơn trên thị trường, không còn chỉ gói gọn là sản phẩm của một quốc gia mà chúng đang dần trở thành món đồ thiết yếu, phổ biến trên thế giới, là một phần đại diện cho văn hóa con người Việt – cần cù, mạnh mẽ, bất khuất.
- Đà Nẵng đứng số 1 danh sách 10 điểm đến toàn cầu 2020
- 7 kỹ năng cần dạy ngay cho trẻ để phòng tránh bị bắt cóc
- Biện pháp thanh lọc cơ thể bằng dầu oliu đào thải mọi độc tố
- Đau nhức xương khớp ở người già do đâu? Có chữa được không?
- Ngã ba Đông Dương tại Tây Nguyên: Trải nghiệm đứng 1 chỗ ngắm trọn 3 nước Đông Dương