Kinh nguyệt thất thường là tình trạng độ dài chu kỳ kinh nguyệt liên tục thay đổi và ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới của hiểu hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều này nhé.
Tại sao kinh nguyệt thất thường?
Hầu hết các yếu tố dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thất thường đều liên quan đến hai hormone điều chỉnh chu kỳ là estrogen và progesterone. Bắt đầu từ khi dậy thì đến khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra nhiều thay đổi lớn để có thể đạt được mức cân bằng giữa hai hormone này. Sau đây là một số nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố:
-
- Các phương pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố có thể gây chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh hoặc kinh nguyệt thất thường, máu kinh ra ít hơn bình thường, bao gồm: dụng cụ tử cung (IUD), thuốc tránh thai, que tránh thai…
- Thay đổi trọng lượng đột ngột như giảm cân quá độ hoặc tăng cân quá mức cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít và thất thường.
- Căng thẳng thường xuyên sẽ khiến cơ thể sản sinh ra cortisol – một trong những hormone có thể dẫn đến chậm kinh (trễ kinh), kinh nguyệt không đều hay thậm chí là hoàn toàn không có kinh nguyệt.
- Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống và quá trình sản xuất các hormone bên trong cơ thể.
Các hình thức của kinh nguyệt thất thường
Dưới đây là bốn hình thức của kinh nguyệt thất thường:
-
- Kinh sớm: Chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 21 đến 35 ngày nhưng đôi khi chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn 3 – 7 ngày.
- Chậm kinh: Thời gian chậm kinh có thể dao động từ 3 – 4 ngày do ảnh hưởng từ môi trường sống. Tuy nhiên, nếu thời gian chậm kinh từ 10 ngày trở lên thì được xem là bất thường.
- Rong kinh: Thời gian diễn ra một kỳ hành kinh thường từ 3 – 5 ngày, nhưng khi rong kinh, ngày hành kinh sẽ kéo dài hơn 7 ngày hay thậm chí là 15 ngày. Lượng máu kinh thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra kinh nguyệt bất thường.
- Kinh thưa: Đây là một trường hợp khác của chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể lên đến 2 tháng, 3 tháng hay thậm chí là 5 tháng.
- Vô kinh: Thời gian không có kinh lên đến 6 tháng hoặc 1 năm dù chưa đến thời kỳ mãn kinh hoặc thai sản.
Kinh nguyệt thất thường và ra ít: Cảnh báo điều gì?
Kinh nguyệt không đều có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Sau đây là một vài bệnh có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt:
1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Đây là tình trạng một vài u nang – dạng u hình túi, chứa đầy chất lỏng bên trong – phát triển trong buồng trứng. Hội chứng này sẽ làm trứng không rụng hoặc trứng rụng không đều khiến kinh nguyệt thất thường.
Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ tại Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cứ 20 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có khoảng 1-2 người bị hội chứng buồng trứng đa nang.
2. Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng các tế bào nội mạc phát triển bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể không có triệu chứng cụ thể nhưng lại gây đau đớn và dẫn đến nhiều vấn đề liên đới như trường hợp máu thoát ra bị kẹt trong các mô xung quanh, có thể làm tổn thương mô, gây đau dữ dội, kinh nguyệt không đều hay thậm chí là vô sinh.
3. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Đây là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ, hay còn được xem là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).
Nếu viêm vùng chậu được phát hiện sớm thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sau khi đã lây lan, bệnh này có thể gây tổn thương ống dẫn trứng và tử cung, dẫn đến đau mãn tính.
Mách nhỏ các biện pháp giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt
Dưới đây là 4 biện pháp có thể giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:
1. Thay đổi lối sống
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát cân nặng hoặc tăng hay giảm cân khoa học mà không ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể. Ngoài ra, một số bộ môn thể dục thể thao cũng có thể giúp ổn định chu kỳ và nâng cao sức khỏe như:
-
- Tập yoga
- Đi bộ nhanh
- Thể dục nhịp điệu.
2. Thay đổi biện pháp tránh thai
Nếu tình trạng kinh nguyệt thất thường diễn ra hơn 3 tháng sau khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, hãy thử thay đổi các biện pháp tránh thai khác như cấy que tránh thai, bao cao su…
3. Sử dụng gừng để ổn định chu kỳ
Gừng được xem là một phương thuốc điều trị kinh nguyệt từ xưa, giúp giảm lượng máu kinh, điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng liên quan đến tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của rừng nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Bổ sung vitamin
Trong nghiên cứu năm 2015, bổ sung lượng vitamin D đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, vitamin D cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác như ngăn ngừa một số bệnh, hỗ trợ giảm cân và thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm.
Trong một vài nghiên cứu khác, vitamin B được chứng minh về tác dụng giảm nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt và ổn định tình trạng kinh nguyệt bất thường.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu và tìm ra được giải pháp phù hợp để chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường. Đừng quên đi khám sản phụ khoa để nhận được những tư vấn chuyên môn về các vấn đề của bản thân trước khi tiến hành điều trị tại nhà.
- 10 vị thuốc thanh nhiệt giải độc cơ thể thường được dân gian sử dụng
- Chế độ ăn người bệnh viêm gan B cần biết
- Nhà nhỏ đến mấy cũng nên đặt cây phong thủy ở 5 vị trí này, cây càng xanh tốt tài lộc càng nhiều
- Giải đáp thắc mắc uống tinh dầu quế có thật sự tốt hay không?
- Kim Seon Ho: Mất nhiều năm vụt sáng để rồi tự tay đánh mất?