Khỏe Đẹp Plus – Tác dụng của cây mạ mân đã được các nhà Y dược học nghiên cứu và đưa ra những kết quả bất ngờ về công dụng của loại cây dại này.
Kinh nghiệm sử dụng cây mạ mân trong dân gian
Thành phần nào của cây mạ mân được dùng làm thuốc ?
Người dân tộc đã sử dụng cây mạ mân làm giải độc mát gan từ bao đời nay
Từ xưa, đồng bào dân tộc vùng cao ở các tỉnh phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Thái Nguyên đã dùng loại cây này để chữa các bệnh liên quan đến gan, chữa vàng da.
Đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn thường dùng cây này để đun nước uống hằng ngày, mong giải độc mát gan. Người Tày ở Thái Nguyên thì nấu cao làm thuốc gan. Người Mường ở Hòa Bình coi nó là một trong ba bài thuốc chữa trị sa hậu môn.
Trước đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu về cây mạ mân nhưng vẫn chưa được công bố.
Theo đó, cây mạ mân có tên gọi khác là cây Cóc kèn. Tên khoa học là Aganope balansae (Gagnep.). Cây mạ mân thuộc họ đậu. Đây là loại cây thân gỗ, cao gần chục mét, thân rộng khoảng 15cm. Các nhánh non không có lông. Lá bản to. Có lá chét xoan, dài khoảng 15cm, rộng gần 10cm, không có lông, có khoảng 6 đôi gân dọc lá. Cuống phụ của nó dài khoảng 1cm. Chùy hoa hoa mọc ở nách của lá. Đây là loại cây có quả. Quả của nó dài khoảng 10cm, rộng khoảng 5cm, có hạt.
Người ta thường sử dụng thân và rễ. Đây là 2 bộ phận có nhiều hoạt chất nhất. Ở rễ có saponin, flavonoid. Thân có các nhóm chất: đường, tamin, polysacarid, alcaloid, acid hữu cơ, flavonoid.
Thập niên 80, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn được các thầy thuốc người dân tộc mách về loại cây thuốc chữa gan cực tốt. Sau khi tìm hiểu, đơn vị đã lấy để điều trị cho các bệnh nhân về gan. Kết quả rất một số bệnh nhân mắc viêm gan, vàng da và cổ trướng có dấu hiệu thuyên giảm rất rõ rệt. Bởi vì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Sau đó, Trạm Dược liệu tỉnh Lạng Sơn đã chiết xuất dưới dạng cao lỏng để dùng chữa trị tại địa phương. Hay tin, nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu gồm dược sỹ Phạm Duy Mai và CS – Phòng Dược lý Sinh hóa đã lên Lạng Sơn, kết hợp với Trạm Dược liệu tỉnh Lạng Sơn phân tích về chiêt xuất của cây mạ mân. Kết luận rất tốt nhưng vẫn chưa phổ biến.
Sau đó, PGS. TS Nguyễn Duy Thuần đã hướng dẫn Nghiên cứu sinh Trần Quốc Toản bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng dược lý của cây mạ mân (Aganope balansae (Gagnep) Phan Ke Loc, Fabaceae)
Một số kết quả nghiên cứu:
- Rễ và thân: có những nhóm chất: Đường, tinh dầu, Acid hữu cơ,Alcoloid Flavonoid, Tanin, Polysaccharid.
- Lá: Acid hữu cơ, Tanin, Tinh dầu và Polysaccharid.
- Rễ: nhóm glycosphingolipid và dẫn chất của Chalcone
Cây mạ mân có tác dụng bảo vệ lá gan, chống viêm và lợi mật.
- Bảo vệ gan: Thử nghiệm trên chuột bạch, saponin chiết từ rễ cây và nước cao của cây mạ mân có tác dụng bảo vệ gan chuột trên hô hình gây viêm gan bằng paracetamol liều cao.
- Chống viêm: Thử nghiệm trên chuột cống trắng, dạng bào chế saponin từ rễ và nước nấu cao của cây mạ nân chống viêm cấp và viêm mạn.
- Lợi mật: Thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, bào chế saponin và cao lỏng từ cây mạ mân đúng là có tác dụng lợi mật.
Do đó, cây mạ mân thật sự có hiệu quả tốt đối gan, mật, kháng viêm và lợi tiểu.
Liên hệ mua sản phẩm:
Điện thoại: 0962.553.993
Website: Sản Vật Dân Tộc
Kênh Youtube: Sản Vật Dân Tộc
Fanpage: Sản Vật Dân Tộc Thế Hoàng
Sàn thương mại điện tử như lazada, shopee, tiki, Shop của báo VNExpress: Sản Vật Dân Tộc