Cuộc sống của người trưởng thành gắn liền với những trách nhiệm ngày càng cao, song song với đó là mong muốn phát triển bản thân và có được những thành tựu nhất định. Điều đó đòi hỏi bạn phải sẵn sàng chấp nhận nhiều thử thách và căng thẳng.
Ảnh: nytimes
Thay vì sợ hãi và né tránh căng thẳng – điều dường như là không thể trong thế giới hiện đại, chúng ta nên tìm hiểu, khám phá và thậm chí làm bạn với căng thẳng (sau đây bài viết sẽ sử dụng từ tiếng Anh “stress” thay cho “căng thẳng”).
Chúng ta sẽ khám phá được rằng chúng ta cũng sẽ hiểu được nên hạn chế distress – loại stress tiêu cực gây hại tới cuộc sống của chúng ta trước khi quá muộn. Và chúng ta cũng khám phá ra thực tế tồn tại rất nhiều eustress – loại căng thẳng tích cực, có thể đưa ra những lợi ích dài hạn cho động lực phát triển.
Hiểu hơn về stress
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng stress để mô tả những tình huống tiêu cực.
Một vài nguồn thông dụng gây ra stress mà chúng ta vẫn biết như – tiền bạc, công việc, môi trường chính trị, bạo lực, sự quá tải của thông tin/truyền thông, suy giảm giấc ngủ, sự cô đơn … hay thậm chí vấn đề ăn uống, kém dinh dưỡng.
Cũng không ngạc nhiên khi có nhiều bằng chứng chứng minh stress là không lành mạnh và có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch, lo âu và trầm cảm.
Điều này có thể dẫn đến việc nhiều người tin rằng tất cả các loại stress thì đều tai hại, nhưng thực tế điều này là không đúng.
Chúng ta nên nhìn rộng hơn khái niệm về stress theo định nghĩa của Selye (1865) – người được coi là “cha đẻ của lý thuyết về stress”. Ông định nghĩa stress là những phản ứng không cụ thể của cơ thể đối với bất kỳ nhu cầu thay đổi nào. Stress đơn giản là một phản ứng có điều kiện tới một nhân tố hoặc một sự kiện thúc đẩy căng thẳng (stressor).
Cũng vì những phản ứng có điều kiện này mà stress cũng có loại stress tốt (eustress) và stress xấu (distress). Trong đó eustress thật sự có những lợi ích cho cơ thể và cảm xúc.
Ảnh: nytimes
Phân biệt Eustress và Distress
Để phân biệt Eustress và Distress, đầu tiên cần phải nhìn vào những nhân tố gây căng thẳng. Đó có thể là những nhân tố bên ngoài (môi trường, văn hoá…) và cả bên trong gồm cảm xúc, suy nghĩ và hành vi theo thói quen. Tất cả những nhân tố này đều đóng góp một phần tạo ra mức độ căng thẳng của bạn.
Những ví dụ về các nhân tố gây stress xấu:
-
- Nhân tố cuộc sống – cái chết của người thân, ly hôn, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, thất nghiệp, thiếu ngủ hay vấn đề về con cái…
- Công việc là một nhân tố lớn khác tạo ra rất nhiều nỗi lo có thể đem tới sự căng thẳng tiêu cực bao gồm: tham công tiếc việc, sự không ổn định trong công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp hay cấp trên …
- Những nhân tố bên trong: nỗi sợ (sợ độ cao, sợ bay, sợ nói trước đám đông…), lo âu về các sự kiện trong tương lai (con cái, tài chính, làm giàu…) hay những suy nghĩ lo âu khác mang tính lặp đi lặp lại..
Những ví dụ về các nhân tố tạo ra stress tốt:
-
- Tăng lương hoặc thăng chức
- Bắt đầu một công việc mới
- Kết hôn
- Mua nhà
- Có con
- Sống riêng
- Hay
Học một kĩ năng/ sở thích mới
Điều cần lưu ý ở đây đó là những nhân tố gây căng thẳng thực chất là những nhân tố được tạo ra do nhận thức. Một nhân tố tiêu cực với người này có thể là tích cực với người khác, và ngược lại. Điều này có nghĩa bạn hoàn toàn có thể chuyển hoá từ căng thẳng tiêu cực sang tích cực.
Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng có thể thay đổi trải nghiệm và mức độ stress khác nhau. Nhìn vào hình ảnh bên dưới ta có thể biết được stress tốt xuất hiện khi các yếu tố gây căng thẳng ở mức độ trung bình có thể dẫn đến sự tối ưu nhất về tập trung chú ý, cân bằng cảm xúc và suy nghĩ hợp lý. Mặt khác, stress xấu xuất hiện khi có quá ít hoặc quá nhiều stress và hậu quả là chúng gây ra suy giảm khả năng chú ý, buồn chán, nhầm lẫn, thờ ơ, kiệt sức hay những hành vi vô tổ chức.
Ảnh: positivepsychology.com
Giống như cách mà chúng ta làm bạn, stress cũng trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống và cần dành nhiều thời gian để chăm sóc. Nếu chúng ta học cách ứng phó tốt hơn với stress bằng cách xác định mức độ căng thẳng của bản thân, thay đổi cách nhìn về một vấn đề, hạn chế distress và tăng eustress trong cuộc sống thì việc chiến thắng stress là điều hoàn toàn có thể làm được.
Mẹo để tăng cường eustress, giảm distress trong cuộc sống:
-
- Tìm ý nghĩa trong các tình huống khó khăn và căng thẳng
- Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng trong cuộc sống của bạn
- Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giúp bạn điều chỉnh căng thẳng trong khoảnh khắc. Hãy thử thiền, đọc sách, làm vườn … khi bạn cảm thấy căng thẳng.
- Học điều gì đó mới mỗi ngày. Học một thứ mới không chỉ là cách đầu tư vào bản thân mà còn là cách bạn chăm sóc chu đáo hơn tới chính mình.
- Tăng cường hoạt động thể chất để tạo lối thoát cho căng thẳng. Các nhà khoa học đã chứng minh các hoạt động thể chất lành mạnh có vai trò lớn tới giảm thiểu căng thẳng và tái tạo năng lượng.
- Trong công việc, hãy ra khỏi vùng an toàn của mình, điều này có nghĩa là bạn sẽ chấp nhận những thử thách mới, vai trò mới trong công ty.
- Đặt các mục tiêu cụ cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp đầy thử thách và thực tế.
- Những thử thách cá nhân, ví dụ như sống riêng ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, có con, hay mua một ngôi nhà có thể đầy thách thức nhưng chủ động lựa chọn và theo đuổi sẽ giúp bạn phát huy tối đa được những lợi ích của stress tốt và gặt hái được nhiều niềm vui trong cuộc sống.