Khỏe Đẹp Plus – Chuyên gia thẩm mỹ đã kể ra một số lỗi mà hầu hết chị em đều mắc phải trong bước làm sạch da, khiến làn da ngày càng có nhiều khuyết điểm và nhanh chóng lão hóa.
Bí quyết chăm sóc da chị em không nên bỏ qua
Trang Cherry chia sẻ bí quyết chăm sóc da đặc biệt từ thảo dược
Chăm sóc làn da nhạy cảm trong mùa đông như thế nào?
Massage thon gọn mặt bằng tinh dầu hồi, chuẩn V-line không cần phẫu thuật
Quy tắc chính
Để làm sạch da mặt kỹ lưỡng, chị em hãy bắt đầu bằng việc làm sạch tay trước đó. Để tránh bụi bẩn và dầu từ tay dính vào da mặt, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng. Có hai sai lầm phổ biến mà chị em thường mắc phải khi làm sạch da. Một là tẩy trang bằng một sản phẩm chuyên dụng và sau đó không rửa mặt lại một lần nữa. Hai là ngược lại, sử dụng gel rửa mặt mà không tẩy trang trước khi thực hiện.
Như bạn biết, tẩy trang không chỉ giúp loại bỏ lớp trang điểm mà còn cả lớp dầu bảo vệ tự nhiên trên da. Đó là lý do tại sao sau khi lau mặt bằng tẩy trang, bạn cần rửa lại với nước một lần nữa. Đồng thời, có nhiều loại sữa rửa mặt làm sạch và và có thành phần giúp giữ ẩm cho da hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng không thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dần dần điều này sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc và gây viêm.
Không nên sử dụng bọt biển rửa mặt
Bạn nên nói “không” với việc tái sử dụng bọt biển rửa mặt. Bởi việc để bọt biển ẩm ướt qua đêm sẽ có rất nhiều vi khuẩn sinh sản bên trong và nó không tốt cho làn da của bạn. Nhiều bác sĩ da liễu khuyên nên rửa mặt bằng tay để giảm bớt tổn thương da vì các vết nứt nhỏ và ma sát quá mức có thể dẫn đến việc hình thành nếp nhăn sớm.
Vi khuẩn có thể tích tụ trong miếng bọt biển và gây hại cho da
Nerida Joy, một chuyên gia thẩm mỹ (Mỹ) khuyên chị em nên làm theo cách sau: Đưa một lượng sữa sữa rửa mặt lên da, sau đó massage theo chuyển động vòng tròn với áp lực vừa phải. Hãy nhớ rằng, da của chúng ta được bao phủ bởi những sợi lông mỏng và chuyển động tròn này sẽ giúp thâm nhập và làm sạch sâu lỗ chân lông trên da thật hiệu quả.
Các chuyên gia bổ sung, bạn không nên sử dụng bọt biển để làm sạch da nhưng có thể dùng khăn lau một lần (luôn luôn là khăn sạch). Làm ướt khăn (vải) bằng nước ấm và lau nhẹ nhàng bụi bẩn hoặc lớp trang điểm còn sót lại trên da.
Lựa chọn dung dịch rửa mặt
Bạn không nên lựa chọn sữa rửa mặt tạo ra nhiều bọt (ngoại trừ bọt làm sạch.) Các loại sunfat mạnh trong các sản phẩm này thay vì làm sạch da mặt, nó lại phá hủy hàng rào lipid và phá vỡ cân bằng pH , làm nặng thêm tình trạng bệnh lý trên da và khiến da lão hóa nhanh hơn.
Chọn sữa rửa mặt phù hợp với loại da của bạn. Sữa rửa mặt sẽ phù hợp với da khô. Gel rửa mặt và sữa rửa mặt dạng bọt sẽ phù hợp với da dầu hoặc da hỗn hợp. Bọt rửa mặt là lựa chọn tốt nhất cho làn da nhạy cảm.
Sữa rửa mặt dạng bọt phù hợp cho da nhạy cảm
Nếu da bạn dễ bị Mụn trứng cá, hãy tìm một loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc benzoyl peroxide. Nhưng nếu bạn có làn da dầu, không nên sử dụng những sản phẩm đó mỗi ngày bởi vì da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn. Điều này sẽ chỉ làm tình trạng Mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.
Nhiệt độ nước rửa mặt
Nước ấm là lựa chọn hoàn hảo để rửa mặt. Nếu nước quá lạnh sẽ làm lỗ chân lông của bạn co lại và nếu nước quá nóng sẽ làm cho da bạn bị khô. Sau khi rửa, bạn không nên lau mặt bằng khăn quá nhiều lần, tốt hơn hết là thấm nhẹ cho bớt nước và đợi cho đến khi da khô hoàn toàn. Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên giặt khăn sau mỗi lần sử dụng.
Vùng da quanh mắt
Vùng da quanh mắt mỏng hơn rất nhiều so với những vùng da khác, điều đó dễ khiến da lão hóa hơn. Tẩy trang, rửa mặt, ngay cả thoa kem dưỡng ẩm, bạn cũng nên massage nhẹ nhàng, tốt nhất là dùng các sản phẩm chuyên dụng cho da mắt.
Không nên dùng áp lực mạnh tác động lên vùng da mắt
Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên nên lau mặt bằng một miếng bông từ khóe mắt tiến vào bên trong, lau từ trên xuống dưới. Vào bước dưỡng da, bạn cần bắt đầu từ lớp toner để cân bằng lại độ PH cho làn da trước khi sử dụng các bước dưỡng da khác. Và bạn cũng có thể dùng tay thay vì cho dung dịch lên bông, bởi miếng bông hấp thụ phần lớn dung dịch.