Khi ngày dự sinh càng cận kề thì mẹ bầu càng hồi hộp và lo lắng. Mỗi ngày trôi qua, sự mong ngóng của mẹ cũng ngày một tăng lên khi mãi mà chưa có dấu hiệu nào cho thấy bé yêu sắp chào đời. Để tránh rơi vào tình cảnh “lúng túng” khi chuyển dạ bất ngờ hoặc quá lo lắng khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu hãy trang bị cho mình những kiến thức về những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để có tâm lý thoải mái nhất trong những ngày cuối của thai kỳ.
Mỗi bà mẹ sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khác nhau. Nếu hỏi 10 người, bạn sẽ nhận được 10 câu chuyện khác nhau về cảm giác của họ trước khi sinh. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ cùng có những dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và dấu hiệu sắp trước 2 ngày dưới đây:
1. Vỡ ối – Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 1 ngày
Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất cho quá trình chuyển dạ sinh con sắp bắt đầu. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị vỡ ối, theo thống kê, chỉ có khoảng 15 – 20% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu diễn ra.
Ngoài ra, vỡ ối cũng không có nghĩa là chất lỏng sẽ chảy ra ồ ạt mà đôi khi chỉ là một chút chất lỏng nên khó phân biệt với nước tiểu hay dịch âm đạo. Nước ối sẽ có màu trong lợn cợn trắng đục hoặc vàng rơm, nhạt và không mùi, trong khi dịch âm đạo là một chất nhầy màu trắng sữa, lỏng. Sau khi vỡ ối, bạn sẽ nhanh cảm nhận được các cơn co thắt, do đó, hãy nhanh đến bệnh viện vì quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu.
Thường sau khi vỡ ối khoảng 12-24 giờ, quá trình chuyển dạ sinh sẽ bắt đầu.
2. Thay đổi dịch tiết âm đạo, xuất hiện nhớt hồng
Nút nhầy cổ tử cung là một tổ hợp những chất thải đặc sệt có tác dụng “đóng chặt” cổ tử cung trong thời gian mang thai để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đến gần ngày chuyển dạ, nút nhầy này sẽ bị bong ra và được đẩy ra ngoài.
Khi nút nhầy bong ra, mẹ sẽ thấy dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo hay chất lỏng có màu đỏ tươi, đỏ hồng hoặc đỏ sẫm trên đáy quần lót. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này có thể xuất hiện vài tuần trước khi chuyển dạ nhưng đa phần thường xảy ra trước khi chuyển dạ vài ngày hoặc vài giờ.
Nếu nút nhầy vẫn còn nguyên (nghĩa là mẹ không thấy nhớt hồng hay chất lỏng có màu đỏ tươi, đỏ hồng hoặc đỏ sẫm) thì dịch âm đạo vẫn sẽ có những thay đổi khác thường để cảnh báo quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Phổ biến nhất, bạn sẽ thấy dịch trở nên nhiều nước, dính và đặc hơn.
3. Xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ mạnh, dồn dập
Ảnh: Nên chú ý các cơn đau co thắt.
Trước ngày dự sinh vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ cảm nhận được các cơn chuyển dạ giả (Braxton Hicks). Những cơn chuyển dạ giả này nhẹ hơn so với những cơn co thắt thật và chỉ kéo dài vài giây.
Khi bước vào những ngày cuối của thai kỳ, các cơn gò sẽ trở nên mạnh hơn, thường xuyên hơn và có thể kéo dài hơn một phút. Khi các cơn co thắt bắt đầu xảy ra sau mỗi 4 đến 5 phút, bạn có thể chuyển dạ trong vòng 1 đến 2 ngày.
Một số bà bầu còn có cảm giác đau tức bụng như khi có kinh. Những cơn đau này có thể là sự khởi đầu của những cơn co thắt nhẹ. Những cơn đau này có thể không đau dữ dội, có thể đến và đi trong vài giờ hoặc vài ngày và bạn cần đặc biệt lưu ý.
4. Giảm cân nhẹ – Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 2 ngày
Trong 1-2 ngày trước khi chuyển dạ, cân nặng của mẹ có thể giảm từ 0,5-1,3kg. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể bạn sẽ bắt đầu thải bớt lượng nước dư thừa ra ngoài. Ngoài ra, vào cuối thai kỳ, lượng nước ối có xu hướng giảm dần, thêm vào đó lúc này, em bé đã bắt đầu tụt xuống và đè lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn.
5. Đau mỏi lưng dưới – Dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 ngày
Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp do các khớp và dây chằng bắt đầu trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, bước vào những ngày cuối của thai kỳ, cơn đau lưng sẽ trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn.
Không những vậy, trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu từ 1-2 ngày, cơn đau ở vùng lưng dưới có xu hướng trở nên trầm trọng hơn và lan xuống vùng xương chậu. Dù bạn có thay đổi tư thế thì cơn đau cũng không giảm và những cơn đau này thường kéo dài cho đến sau khi sinh.
6. Bà bầu bị đi ngoài nhiều lần trong ngày – Kinh nghiệm về dấu hiệu chuyển dạ
Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng trong 1-2 ngày trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu, họ có biểu hiện đi ngoài nhiều lần. Đây có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ sinh. Nguyên nhân của việc này được lý giải là do sự thay đổi của nội tiết tố tác động lên các cơ trong tử cung, cổ tử cung và thậm chí là trực tràng, gây ra hiện tượng đau bụng đi ngoài. Nếu tình trạng đi ngoài đi kèm với sốt, đau bụng dữ dội và tiêu chảy kéo dài hơn 1-2 ngày, bạn cần đi khám ngay lập tức.
7. Đi tiểu nhiều lần – Dấu hiệu sắp chuyển dạ mẹ cần lưu ý
Ở những tuần đầu mang thai, mẹ bầu rất hay bị buồn tiểu do thai nhi mới làm tổ nên gây kích thích bàng quang. Đến với những ngày cuối của thai kỳ, việc mẹ đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Nguyên nhân là do thai nhi đã tụt sâu xuống phía dưới khung chậu và chèn ép lên bàng quang.
Ngay khi bản thân có các triệu chứng kể trên, bạn cần lên “dây cót” tinh thần để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, bạn cũng nên đi đến bệnh ngay, mang theo giỏ đồ đi sinh đã chuẩn bị sẵn cùng các giấy tờ quan trọng để sẵn sàng đón bé yêu chào đời.
Các bài viết của Khỏe Đẹp Plus chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Việt Nam thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống
- 5 thói quen mẹ bầu nên duy trì để giúp thai nhi thông minh, khỏe mạnh khi chào đời
- 3 loại quả dễ “tắm” thuốc sâu, cái số 2 nhiều người vẫn vô tư ăn
- Chiêm ngưỡng những mẫu bồn sục daros nhập khẩu đẹp mê hồn
- Ngâm chanh đào trị ho như thế nào hiệu quả nhất ?