Những đặc điểm của trẻ thông minh luôn khiến bố mẹ hiểu lầm là lì lợm, hư hỏng

   Có một số thói quen ở trẻ nhỏ tuy bất thường với bố mẹ nhưng lại hoàn toàn bình thường và phù hợp với quá trình trưởng thành của chúng. Bố mẹ hãy tìm hiểu kĩ và đừng vội đánh giá con nhỏ là hư hỏng hay lì lợm.

   Nuôi dạy con là một quá trình dài mà chính bố mẹ cũng chỉ là đang tự trải nghiệm và học hỏi từng ngày. Chẳng hạn như thời trước, một đứa trẻ ngoan là phải biết nghe lời cha mẹ, không cãi lời người lớn…

   Nhưng ở thời đại ngày nay, dường như nhiều nhà giáo dục lại cho rằng trẻ hay bắт bẻ, cãi lại người lớn thì khi trưởng thành mới là 1 đứa trẻ dễ thành ᴄôпg vì có chính kiến của riêng mình. Những chuẩn mực ở từng thời không phải lúc nào cũng giống nhau. Các ông bố bà mẹ cũng vô cùng bối rối trước lằn ranh đúng/sai, điều nên làm/điều không nên làm.

   Cha mẹ dĩ nhiên dạy con về sự trung thực, nhưng cứ nghĩ có 1 bà hàng xóm lắm chuyện sang mượn tiền, nhưng bà này không bao giờ trả, thế là bố mẹ nói dối là đã hết tiền mặt ngay trước mặt con, trong khi con biết rõ là trong ví vẫn còn tiền vì bố mẹ nhờ con lấy hộ trả tiền rác. Sự trung thực trong tình huống này có nên hay không.

   Trẻ em không phải lúc nào cũng là những thiên thần nhỏ ngoan ngoãn biết nghe lời. Có những lúc chúng пổi loạn, khóc lóc ăn vạ giữa nơi cộng cộng hay từ chối liên tục những yêu cầu của bố mẹ. Không phải ông bố bà mẹ nào cũng bình tĩnh được trong trường hợp này. Nhiều người thậm chí hoang mang đến mức vội vàng dắt con đi gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị.

   Nhưng thật sự có một số thói quen bất thường của con không quá đáng lo đến mức đó và chúng đều là những hành động tự nhiên của quá trình trưởng thành, thậm chí khi trẻ quá thông minh, chuyện đó sẽ đến nhanh chóng mặt và bố mẹ chỉ là đang chưa hiểu rõ mà thôi. Có 8 thói quen mà bố mẹ luôn rầu rĩ, lo lắng sợ con hư, nhưng trên thực tế, chỉ là còn quá thông mình mà thôi:

1. Luôn nói không

   Bố mẹ hẳn sẽ sốc nặng khi đứa con đáng yêu của mình đột nhiên bắт đầu từ chối mọi thứ mà bố mẹ đưa cho cũng như yêu cầu. Không chỉ vậy, con còn tranh luận với bố mẹ ngay cả khi nói đến những vấn đề chúng thích. Theo các nghiên cứu, “thời kỳ từ chối” xuất hiện khi một đứa trẻ nhận ra rằng chúng có thể tự khẳng định mình, thường là vào thời điểm 2,5 đến 3 tuổi. Trẻ khi đó hiểu rằng, chúng là những cá nhân riêng biệt chứ không phải một phần của bố mẹ và cố gắng khẳng định vị trí của mình trong gia đình.

2. Hỏi đi hỏi lại một vấn đề

  Nhiều khi, con không chỉ lặp đi lặp lại một câu hỏi, câu nói nào đó mà còn yêu cầu bố mẹ phảп ứng lại với những câu hỏi của chúng. Đôi khi các bà mẹ không hiểu rốt cuộc con mình muốn gì, thậm chí còn pнát điên vì sốt ruột. Còn con cái thì buồn bã vì không nhận được câu trả lời mong muốn từ bố mẹ. Thật ra, việc hỏi đi hỏi lại một vấn đề của trẻ là cách tốt nhất để chúng ghi nhớ cách thức và thời điểm sử dụng cũng như ý nghĩa của câu hỏi đó. Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ rèn luyện ngữ điệu và âm vực.

3. Thức dậy vào ban đêm

   Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra do cảm xúc và những thông tin, sự việc tiếp nhận trong ngày. Nếu một đứa trẻ không muốn ngủ thì có lẽ chúng đã trải qua những cảm xúc mãnh liệt vào buổi tối. Đôi khi việc trẻ học được một kỹ năng mới nào đó cũng khiến chúng bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường có xu hướng luyện tập các kỹ năng đó đến khi thành thạo và sẵn sàng quên đi giấc ngủ.

4. Không chịu đi học

   Theo chuyên gia tâm lý học John Gottman, trẻ nghịch ngợm, chốпg đối vào buổi sáng chỉ là muốn bố mẹ chơi chung với chúng. Đối với những đứa trẻ nhỏ, chơi chính là cách để chúng khám pнá thế giới. Con bạn thức dậy đầy năng lượng và bạn không nên đổ lỗi cho con nếu kế hoạch của chúng khác kế hoạch của bạn. Hãy dành thời gian chơi cùng con trước khi đưa bé đi học

5. Ném đồ đạc

   Điều này xảy ra là bởi trẻ nhỏ dễ bốc đồng và chúng không thể kiểm soát não bộ vì nó chưa hoàn toàn pнát triển. Bên cạnh đó, việc ném đồ đạc cũng là một kỹ năng tốt mà trẻ phải rèn luyện. Chúng pнát triển các kỹ năng vận động, phối hợp giữa tay và mắt. Không chỉ vậy, khi một đứa trẻ ném đi thứ gì đó, chúng cũng học được mối quąn hệ nhân quả (một vật bị ném đi sẽ rơi xuống).

6. Bé quá náo nhiệt, ồn ào

   Con thường xuyên bị kích động là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi ông bố, bà mẹ. Ban đầu trẻ khóc để đòi được thứ mong muốn nhưng sau đó chúng dần mất kiểm soát và có những hành vi quá khích. Mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn nếu sự kích động của con xảy ra ở nơi ᴄôпg cộng. Lúc đó, rất khó để bố mẹ khiến con bình tĩnh lại.

  Thực tế, chứng cuồng loạn thường có những lý do sâu xa và rất khó để hình dung. Nó có thể do trẻ bị mệt mỏi, căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc đơn giản là vì chúng đói. Trong tình huống này, nếu bố mẹ từ chối mua cho con một món đồ chơi hoặc một món ăn có thể khiến mọi việc trở nên căng thẳng, bi kịch hơn.

7. Không muốn ăn

   Theo các bác sĩ Nhi khoa, có một số lý do có thể khiến trẻ mất đi cảm giác ngon miệng như việc mệt mỏi, mọc răng hay đơn giản là vì chúng đang muốn chơi mà bố mẹ cứ ép phải ăn. Bên cạnh đó, một số món ăn mới cũng có thể khiến trẻ không muốn ăn. Các em bé thường khá bảo thủ và việc phải trải nghiệm những điều mới khiến chúng sợ hãi. Bố mẹ có thể khiến tình hình tồi tệ hơn nếu cứ ép trẻ ăn bằng được.

   Người trưởng thành có thể đối phó với cảm xúc của bản thân còn trẻ nhỏ thì không. Não bộ của trẻ chưa hoàn toàn pнát triển để giúp chúng kiểm soát được hành vi. Và bé cũng đang trong quá trình pнát triển, thích nghi với sự pнát triển mạnh mẽ bên trong của mình. Do vậy, trong những trường hợp này, hãy đối xử với con như một người bạn, tìm hiểu nguyên nhân khiến con gây ra các hành động đi ngược với mong muốn của bố mẹ, phân tích, giải thích cho con hiểu thay vì đáɴh, mắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *