Một số nghiên cứu cho thấy gel nha đam có thể tăng cường độ nhạy insulin và điều chỉnh lượng glucose. Một nghiên cứu khác quan sát thấy nước ép nha đam cải thiện cả lượng đường và lượng axit béo trong máu ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường.
3. Giải quyết vấn đề về tiêu hóa
Nước ép nha đam có chứa glycosid anthraquinone – những hợp chất thực vật có tác dụng nhuận tràng có thể giúp giảm táo bón.
Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy siro nha đam có thể giúp điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu ban đầu khác cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi sử dụng chiết xuất nha đam để điều trị hội chứng ruột kích thích.
4. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nha đam có đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị một số bệnh về răng miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu ở 74 người bị xơ hóa dưới niêm mạc miệng – tình trạng mãn tính gây đau và viêm trong miệng – cho thấy uống 30ml nước ép nha đam 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng có hiệu quả tương đương với các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm.
Người ta suy đoán rằng nước súc miệng nha đam có thể giúp giảm mảng bám răng và kiểm soát cơn đau, sưng tấy sau phẫu thuật răng miệng.
Lưu ý khi dùng nha đam
Nha đam có thể được tìm thấy dưới dạng nước ép hoặc gel. Nước ép có thể được coi là nhựa cây vì nó được lấy từ phần lá của nha đam. Trong khi gel là một chất dày đến từ các bộ phận bên trong cây. Nói chung, nước ép nha đam có thể được dùng dưới dạng đồ uống, trong khi gen thường được bôi tại chỗ.
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất cứu điều gì mới liên quan đến chế độ ăn uống và sức khỏe của bạn – bao gồm cả việc thêm nước ép nha đam hoặc dùng gel nha đam vào thói quen hàng ngày của mình, đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú.
Nguồn và ảnh: Healthline, The Hearty Soul