Gan nhiễm mỡ: Làm sao để bạn ngăn ngừa nguy cơ ung thư?

Khỏe Đẹp Plus – Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh cũng như các biến chứng để có thể nhanh chóng đẩy lùi nguy cơ ung thư.

Những dấu hiệu bị mắc bệnh về gan nếu bỏ qua sẽ

Bệnh gan nhiễm mỡ đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 2% số người trên toàn cầu. Đây là bệnh lý có liên quan đến tình trạng béo phì, tiểu đường tuýp 2 và các rối loạn khác được đặc trưng bởi kháng insulin. Nếu gan nhiễm mỡ không được điều trị có thể tiến triển thành bệnh gan nghiêm trọng hơn và các vấn đề sức khỏe khác.

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong tế bào gan. Mặc dù thông thường có một lượng nhỏ chất béo trong các tế bào này, nhưng gan được đánh giá là nhiễm mỡ nếu tỷ lệ mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn bao gồm:

• Giai đoạn 1: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng. Người bệnh ít có triệu chứng cụ thể.

• Giai đoạn 2: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng. Người bệnh có thể gặp triệu chứng chán ăn, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm thấy mệt mỏi.

• Giai đoạn 3: Tỷ lệ mỡ trong gan chiếm đến hơn 30%. Người bệnh có thể bị vàng da, vàng mắt, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải…

Việc nắm bắt rõ về bệnh gan nhiễm mỡ là chìa khóa giúp bạn đẩy lùi chứng bệnh này. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về bệnh gan nhiễm mỡ để ngăn ngừa rủi ro ung thư nhé!

Triệu chứng của gan nhiễm mỡ

Những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

• Luôn cảm thấy đói và thèm ăn: Triệu chứng đầu tiên của gan nhiễm mỡ là luôn cảm thấy thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Điều này khiến người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường, từ đó cơ thể sẽ bị tích tụ mỡ trong gan và làm tổn thương gan, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

• Nhiều mỡ bụng: Ở những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30 thường sẽ tăng kích thước vòng eo, đây là yếu tố nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

• Chỉ số cholesterol cao: Hàm lượng mỡ trong máu cao báo hiệu gan đang trong tình trạng dư thừa mỡ. Gan cũng tự sản xuất cholesterol và đẩy vào máu. Do đó, khi ăn thực phẩm nhiều chất béo, gan sẽ giải phóng thêm nhiều chất béo trong cơ thể và làm gia tăng lượng cholesterol.

• Luôn thấy mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ với triệu chứng không rõ rệt và tiến triển âm thầm, bạn chỉ có thể phát hiện nếu làm xét nghiệm máu hay sinh thiết gan. Tuy nhiên, một khi bệnh tiến triển thành xơ gan, bạn có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi và cảm thấy cơ thể suy nhược nhanh.

• Đau vùng bụng phía trên bên phải: Gan nhiễm mỡ khiến dịch bắt đầu tích lại trong ổ bụng, trường hợp nhiễm trùng sẽ gây cảm giác đau bụng kèm theo triệu chứng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.

• Vàng da, vàng mắt: Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ không đào thải được độc tố và gây tích tụ lại nhiều trong cơ thể. Chất thải có màu vàng có tên là bilirubin được sinh ra tại mật và được xử lý tại gan. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, chất này có thể rò rỉ vào các mô như da và mắt, gây tình trạng vàng da, vàng mắt.

Các triệu chứng gan nhiễm mỡ thường chỉ xuất hiện khi đến giai đoạn bệnh trở nặng, vì thế bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và có các phương pháp điều trị và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ phù hợp.

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Có 6 nguyên nhân có thể gây ra hoặc góp phần làm trầm trọng hơn gan nhiễm mỡ bao gồm:

• Béo phì: Tình trạng thừa cân béo phì có thể thúc đẩy lưu trữ mỡ ở gan. Khi cơ thể thường xuyên nhận được lượng chất béo triglyceride đến vượt ngưỡng thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết gây ra gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều calo sẽ khiến cơ thể tích trữ dưới dạng triglyceride.

• Kháng insulin: Hormone insulin giúp cơ bắp, các mô lấy đường huyết để tạo năng lượng và hỗ trợ gan lưu trữ lượng glucose còn dư. Tình trạng kháng insulin khiến hormone này không hoạt động đúng cách gây gia tăng chất béo dư thừa lưu trữ trong gan và có nguy cơ dẫn đến viêm gan hay thậm chí là xơ gan.

• Hội chứng chuyển hóa: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu. Hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

• Chế độ ăn dầu mỡ: Hàm lượng chất béo, triglyceride và cholesterol xấu trong máu cao là nguyên nhân phổ biến của gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể trở nên kháng insulin, gan bắt đầu lấy axit béo từ máu. Do đó, các loại chất béo này bắt đầu tích tụ trong gan dưới dạng mỡ dự trữ, từ đó phát triển thành bệnh gan nhiễm mỡ.

• Uống rượu bia thường xuyên: Có 90% người thường xuyên dùng rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Khi rượu bia đi vào cơ thể chỉ có khoảng 10% được đào thải qua đường tiểu, hơi thở và mồ hôi, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Khả năng lọc của gan có hạn, khi quá tải sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, gây ra gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

• Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc ăn kiêng quá mức có thể khiến cơ thể cảm thấy đói, dẫn đến lượng đường huyết thấp khiến cơ thể phải tăng phân giải mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mỡ phân giải, lượng axit béo vào máu nhiều dẫn đến tích trữ mỡ trong gan. Tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng làm thiếu hụt hàm lượng axit amin vận chuyển mỡ, cơ thể không kịp di chuyển triglyceride vào tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Các nguyên nhân gan nhiễm mỡ bắt nguồn chính từ thói quen ăn uống không lành mạnh và lối sống thiếu khoa học của người bệnh.

Biến chứng của gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:

• Viêm gan: Tình trạng gan nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh tiếp tục phát triển, khiến gan phải làm việc liên tục, dẫn tới tình trạng viêm gan gây khó khăn cho việc điều trị.

• Xơ gan: Tình trạng này còn được coi là do viêm gan tiến triển gây ra xơ gan. Xơ gan thường khó chữa và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

• Ung thư gan: Ở giai đoạn này, việc điều trị nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Các biến chứng do gan nhiễm mỡ rất nguy hiểm, đặc biệt là ung thư gan. Vì thế, bạn cần có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ

Tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra khá phổ biến ở những người ít hoạt động, tập luyện, có chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống không lành mạnh. Vì vậy, phương pháp điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào mục tiêu thay đổi những yếu tố này.

1. Điều chỉnh lối sống tích cực
Để xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối không nên sử dụng bia rượu và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

– Hạn chế căng thẳng, áp lực liên tục, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh ôm đồm quá nhiều công việc.

– Giấc ngủ đối với sức khỏe vô cùng quan trọng, vì vậy bạn hãy dành từ 6 – 8 tiếng để ngủ và ngủ trước 11 giờ.

– Việc tích cực luyện tập thể dục mỗi ngày cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe và thúc đẩy việc điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

– Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Các loại thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của gan và tác động đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, bạn cần nhận biết 2 nhóm thực phẩm bạn nên ăn và nên kiêng như:

Thực phẩm nên ăn

• Cá biển: Các loại cá biển chứa nhiều chất béo không bão hòa và chất đạm tốt cho người bệnh trong việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Các loại cá bao gồm cá hồi, cá ngừ…

• Rau củ, quả: Đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp bạn làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và tế bào gan. Các loại rau củ quả bạn nên dùng bao gồm rau cần, cải xanh, rau muống, ngô, nấm hương, cà chua, mướp, dưa leo…

• Trái cây, hoa quả: Những thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và chất xơ rất tốt cho khả năng hoạt động của gan bao gồm cam, chanh, bưởi, táo, chuối…

• Dầu thực vật: Dầu thực vật chứa các axit béo không no có tác dụng làm giảm lượng cholesterol nạp vào cơ thể. Các loại dầu thực vật hay được sử dụng là dầu lạc, dầu vừng, dầu hạt gạo, dầu hạt hướng dương…

Thực phẩm nên tránh

• Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt trâu bò, thịt heo… chứa nhiều đạm và cholesterol khiến gan phải hoạt động nhiều để chuyển hóa gây suy giảm chức năng gan.

• Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tim mạch, tiểu đường… Các thực phẩm này bao gồm nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh…

• Rượu bia: Rượu bia và các loại đồ uống có cồn khiến gan phải hoạt động nhiều để chuyển hóa và đào thải độc tố, lâu dần làm suy giảm chức năng gan, làm thúc đẩy bệnh gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí có thể gây ung thư gan.

3. Dùng thảo dược ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ hiện vẫn chưa có thuốc điều trị cụ thể. Việc thay đổi lối sống và chế độ ăn là chưa đủ để thúc đẩy quá trình lành bệnh diễn ra nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các loại thảo dược có thể thúc đẩy cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ an toàn mà hiệu quả.

Năm 2014, tiến sĩ James Ehrlich đã chứng minh rằng chiết xuất bergamot (tên khoa học Citrus Bergamia Risso – cây họ cam quýt) có khả năng cải thiện đáng kể cấu trúc và chức năng gan ở người bệnh mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu này có sự tham gia của các tác giả từ 3 châu lục và được công bố trên tạp chí Advances in Biological Chemistry.

Bệnh gan nhiễm mỡ gây ra nỗi lo lắng đe dọa mạng sống từng ngày đối với mỗi người bệnh. Vì thế, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống và lối sống ngay từ bây giờ. Nếu kết hợp cùng thảo dược Đông y đã được nghiên cứu, bạn sẽ tăng cơ hội đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ!

Tiến sĩ – Lương y Nguyễn Hoàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *