Đầu tư “ăn theo” hạ tầng, tạo lập quỹ đất lớn để phát triển các mô hình đại dự án ngoài khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp “ĐỊA ỐC” đang được triển khai.
Tình trạng khan hiếm và hạn chế phát triển các quỹ đất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã tiến hành thâu tóc, sở hữu những diện tích lớn nhiều vùng các tỉnh, thành địa phương xung quanh như: Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long An, Bình Dương hay xa hơn như Bình Thuận, Lâm Đồng, Cần Thơ,…
Theo như một số các doanh nghiệp, vị trí chọn quỹ đất không phải là tất cả các vấn đề, phần còn lại là những thông tin cần phải giải quyết như: tầm nhìn quy hoạch, sự phát triển kinh tế cùng lượng dân cư tại địa phương, chưa kể các vấn đề đi theo như khẩu vị của các nhà đầu tư tại các tỉnh, thành này.
Điểm chung của các tỉnh, thành này là có nhiều quy hoạch tốt về hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Việc phát triển quỹ đất mới tại các địa phương nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về lâu dài cho các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu được công bố về lượng quỹ đất mà các doanh nghiệp đang nắm trên thị trường. Vinhome: 16.200 ha, 5.400 ha, Hưng Thịnh Land 4.500 ha, Nam Long 701 ha, Phát Đạt 459 ha, những con số lên tới hàng trăm, hàng nghìn ha. (Nguồn ndh.vn)
Phần lớn các quỹ đất ăn theo các tuyến liên thông như tuyến Metro, tuyến Long Thành – Dầu Dây, tuyến Dầu Dây – Phan Thiết, tuyến Dầu Dây – Liên Khương,…. chưa dừng lại, các tập đoàn liên tục săn tiếp các quỹ đất ở các tỉnh thành có quy hoạch tốt để phát triển dự án
Đơn cử như tỉnh Bình Thuận – địa phương đang thu hút lượng lớn các nhà đầu tư, việc tập trung mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông là nhiệm vụ trọng yếu trong thời gian tới. Mới đây, sân bay Phan Thiết sau một thời gian chậm trễ cũng đã được triển khai. Việc có sân bay, có đường cao tốc, cảng biển, điều này cũng sẽ góp phần cho tỉnh Bình Thuận phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Là một sức thu hút lớn tới các nhà đầu tư.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc mở rộng đầu tư sẽ giúp các địa phương cùng nhau phát triển, góp phần tạo ra môi trường đầu tư sôi động, cạnh tranh lành mạnh hơn…
Câu chuyện tất yếu.
Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng cho rằng, việc doanh nghiệp địa ốc dịch chuyển ra các tỉnh lân cận TPHCM phát triển dự án là chuyện bình thường. Trong kinh doanh, yếu tố thị trường luôn phải đặt lên hàng đầu và việc thoát khỏi một khu vực đã quá chật chội để tìm một thị trường mới là đương nhiên. Ngoài ra, giá đất tại Sài Gòn cũng ngày càng đắt đỏ hơn sau những đợt sốt đất liên hoàn, càng thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng ra vùng lân cận để phát triển quỹ đất có giá cả phải chăng hơn.
Các đô thị vệ tinh lân cận TP.HCM là một thị trường bất động sản rộng lớn, đầy tiềm năng với nhu cầu nhà ở người dân tại đây tăng cao, mức thu nhập cũng cải thiện hơn rất nhiều. Trong khi đó, từ trước đến nay các tỉnh này lại luôn thiếu dự án các bất động sản bài bản với đầy đủ tiện ích sống.
Cuộc chơi lớn thêm nhiều thách thức.
Hiện các dự án được phát triển tại các tỉnh có thể được chia thành 2 mô hình chính: Một là mô hình township (thành phố thu nhỏ), bao gồm nhà ở và hệ sinh thái đi kèm như trường học, bệnh viện, khu thương mại; hai là đại đô thị dự án du lịch nghỉ dưỡng với nhiều khu chức năng vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe…
Các chuyên gia cho rằng, khi triển khai chiến lược đầu tư này, các doanh nghiệp đối diện 2 thách thức quan trọng: Một là đảm bảo cam kết, tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông; Hai là phát triển các sản phẩm mang tính khác biệt của dự án để thu hút nhà đầu tư, thu hút người dân, khách du lịch đến tạo sức sống cho đô thị.
Theo đại diện CBRE Việt Nam, để giảm thiểu rủi ro, chủ đầu tư, chính quyền địa phương và nhà đầu tư cần có những kênh thông tin xuyên suốt về kế hoạch triển khai các dự án hạ tầng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong quá trình chuyển hướng đầu tư ra khỏi các thành phố lớn, các chủ đầu tư cần phải nghiên cứu thị trường để tìm ra đúng tệp khách hàng, hiểu rõ khách hàng tiềm năng của mình, từ đó phát triển cơ sở vật chất và đưa ra mức giá phù hợp, góp phần tạo ra sự đa dạng về phong cách sống tại địa phương mà dự án tọa lạc.
Có thể thấy, các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh hiện đang được tập trung đầu tư hạ tầng khá nhiều. Điều này tạo nên một lực hút rất lớn đối với các doanh nghiệp địa ốc. Tuy nhiên, có một thực tế quá trình triển khai hạ tầng thường đi sau sự phát triển của các dự án. Do đó, làm thế nào khuyến khích người dân về sinh sống, tạo sức sống cho đô thị là bài toán lớn mà các doanh nghiệp địa ốc cần phải tính toán một cách cẩn trọng, tránh tình trạng như nhiều chuyên gia nghiên cứu thị trường chia sẻ: “Lượng người mua ở các dự án lân cận những đô thị lớn đa số là người đầu tư”.