5 bí quyết sinh lời LỚN từ khoản tiền gửi tiết kiệm NHỎ

    Với những bí quyết “nhỏ nhưng có võ” này, bạn có thể tránh được những rủi ro khi gửi tiền ở ngân hàng và thu về một khoản lãi kha khá.

Cân nhắc về kỳ hạn tiết kiệm

    Kỳ hạn tiết kiệm là khoảng thời gian bạn gửi tiền cho ngân hàng. Mỗi kỳ hạn sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Các ngân hàng thường thiết kế các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn và dài phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Kỳ hạn ngắn là từ 1 tuần, 1 tháng cho đến 6 tháng; kỳ hạn dài kéo dài trên 6 tháng cho đến 15 năm

   Tùy vào mục đích tiết kiệm (để mua nhà, mua xe, đóng tiền học cho con, dưỡng già…) mà bạn có thể chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp. Thông thường, các kỳ hạn tiết kiệm càng dài thì lãi suất càng cao.

   Nếu tình hình tài chính không ổn định nhưng vẫn muốn gửi tiết kiệm thì bạn nên chọn kỳ hạn ngắn. Nên chia nhỏ số tiền thành nhiều khoảng tiết kiệm khác nhau để khi cần có thể rút và tránh bị mất lãi của toàn bộ số tiền.

Chú ý mức lại suất ngân hàng

   Bạn nên tham khảo mức lãi suất ở nhiều ngân hàng khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Lưu ý, một số gói tiết kiệm có lãi suất cao nhưng không thế rút trước kỳ hạn. Trong khi đó, các gói tiết kiệm lãi suất thấp hơn có thể hưởng chính sách rút linh hoạt hơn.

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm.

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Số ngày thực gửi/365.

Ví dụ bạn gửi 100 triệu với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 6 tháng thì số tiền lãi sẽ là

100.000.000 x 6% x 181 / 365 = 2.975.342 (đồng)

Hình thức tiết kiệm

   Trước đây, khi muốn gửi tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đến ngân hàng trong giờ hành chính để thực hiện thủ tục. Việc này rất bất tiện với những người bận rộn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, giờ đây chúng ta có thể chọn tiết kiệm trực tuyến. Thay vì phải trực tiếp đến chi nhánh, bạn có thể mở tài khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào (kể cả ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ) thông qua ứng dụng điện thoại với các thao tác rất đơn giản.

Lưu ý ngày đáo hạn, tất toán sổ tiết kiện

    Mỗi tài khoản tiết kiệm sẽ có một ngày đáo hạn (ngày đến hạn). Vào ngày này, bạn sẽ thực hiện đóng tài khoản (tất toán) để nhận toàn bộ số tiền gốc và lãi.

Không gửi toàn bộ số tiền ở một ngân hàng

   Bạn nên áp dụng phương thức chia trứng vào nhiều giỏ khi gửi tiết kiệm ngân hàng. Thay vì dồn tất cả số tiền bạn đang có vào một tài khoản tiết kiệm, hay chia ra thành nhiều sổ khác nhau. Ví dụ: Bạn có 300 triệu, hãy chia ra làm 3 sổ. Trong đó, 2 sổ gửi dài hạn, 1 số gửi ngắn hạn để khi có việc cần có thể rút bất cứ lúc nào mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *